Luật Hôn Nhân Đồng Tính Khi Nào Được Việt Nam Công Nhận

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước đã công nhận hôn nhân đồng tính như Mỹ, Hà Lan, Bỉ...nước ta theo xu thế hội nhập với thế giới cùng với nhu cầu bình đẳng giới tính của người dân pháp luật Việt Nam cũng đang xem xét về luật hôn nhân đồng tính.

Kết hôn hay kết đôi dân sự?

LGBT là thuật ngữ dùng để chỉ bốn nhóm người: Đồng tính nữ (Lesbian); Đồng tính nam (Gay); Song tính hay lưỡng tính (Bisexual) và Chuyển giới (Transgender). Giới khoa học cho rằng, LGBT không phải là một căn bệnh, vì vậy không nên tìm cách chữa trị, càng không nên có cái nhìn kỳ thị, xa lánh. Trên thế giới, nhiều cuộc điều tra đã cho các kết quả khác nhau nhưng biến động từ 1% - 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tự nhận họ là người đồng tính và song tính. Ở Việt Nam, chưa có cuộc điều tra chính thống nào nhưng nhiều nhà khoa học đã thừa nhận một tỉ lệ trung bình "an toàn" vào khoảng 3% dân số (tính theo năm 2007 là 55.38 triệu người) thì có khoảng 1.65 triệu người) là LGBT.

Ông Nicholas Booth, Cố vấn chính sách về Pháp quyền và Tiếp cận công lý (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã khai mạc hội thảo bằng những kinh nghiệm từ cách nhìn nhận của phía LHQ. Ông Nicholas Booth nhấn mạnh: "Tôi đã từng đi rất nhiều quốc gia để truyền đạt tinh thần từ phía LHQ về nhóm người LGBT trong xã hội. Tại cuộc họp tháng 3/2012 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, ngài tổng thư ký cũng đã kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới chấm dứt nạn phân biệt đối xử và bạo lực đối với nhóm này. Không ai khác mà chính những người dị tính như chúng ta phải tích cực trong công cuộc giành lại quyền bình đẳng cho người đồng tính".

Cân nhắc nhưng sẽ là một cánh cửa mở

Hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều chuyên gia có cái nhìn gợi mở, thừa nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, không ít người lo lắng về những bất cập "hậu hôn nhân đồng tính". TS. Nguyễn Phương Lan giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội cho biết: "Ngoài những người đồng tính theo đúng nghĩa (do cấu trúc gen bẩm sinh) còn có những người đồng tính giả (do bị chi phối bởi lối sống, sự đua đòi, bắt chước kiểu sống khác lạ). Khi chúng ta chưa có cơ sở để phân biệt giữa đồng tính thật và đồng tính giả thì chưa thể điều chỉnh luật được. Vẫn biết rằng, con người không có khả năng lựa chọn giới tính của mình khi được sinh ra mà là do bẩm sinh.
TS. Lê Quang Bình phát biểu tại hội thảo
TS. Lê Quang Bình phát biểu tại hội thảo
Những người đồng tính không có lỗi trong xu hướng tình dục của mình. Do đó, họ cần được sự thông cảm giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, xã hội, cần có sự bảo vệ của pháp luật về quyền con người tự nhiên của mình. Tuy nhiên, bảo vệ quyền lợi là không ngăn cấm việc sống chung, nhưng không nên thừa nhận hôn nhân".Đồng quan điểm này, bà Trịnh Thị Lê Trâm, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khẳng định: "Việc quan hệ tình dục, sống chung với nhau là quyền của người đồng tính, pháp luật Việt Nam không cấm. Nhưng để tiến tới cho phép họ kết hôn thì còn cần phải cân nhắc. Chúng ta nên học tập quốc tế nhưng cũng phải lưu ý đến phong tục tập quán của riêng mình".

Bà Vũ Minh Hồng (Ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỏ ra băn khoăn lo ngại khi trao đổi với PV Người Đưa Tin: "Giả dụ nếu có chấp nhận kết hôn đồng giới, nhận con nuôi là phù hợp lẽ tự nhiên. Vậy thì một đứa trẻ sống trong gia đình của cặp đồng giới sẽ gọi ai là bố, ai là mẹ? Và nếu gọi một phụ nữ là bố hay gọi một người đàn ông là mẹ liệu có phù hợp quy luật tự nhiên hay không?".

TS. Lê Hồng Sơn, Cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bộ Tư pháp cho rằng: "Dù là bộ phận rất ít trong xã hội nhưng kết hôn đồng giới là nhu cầu tâm tư tình cảm của một bộ phận công dân trong xã hội. Tuy nhiên, để chấp nhận chúng ta phải tính toán đến khá nhiều việc như dư luận xã hội, phong tục tập quán và văn hóa truyền thống. Để có được một quyết sách đúng đắn, các cơ quan Nhà nước phải có nhiều suy tính kỹ lưỡng".

1 nhận xét:

  1. Bà Vũ Minh Hồng nói rất đúng nhưng khi hai người đàn ông nhận một đứa trẻ về nuôi không nhất thiết phải có một người gọi là mẹ tại vì trong xã hội LGBT, Gay hay Les thì trên giấy tờ tùy thân họ vẫn là nam và nữ nên con của hai người đàn ông vẫn gọi họ là bố hoặc mẹ tùy cách họ mún con họ gọi, con của hai người phụ nữ có thể gọi họ là mẹ không nhất thiết phải cần có bố, con của hai người đàn ông cũng vậy không nhất thiết phải tồn tại một người mang danh phận là bố hoặc mẹ, nếu cần có đủ 2 danh phận để gọi là một gia đình thì đó là sai lầm, đều đáng lo ngại nhất là khi nhận con nuôi về sau này lớn lên nó sẽ nhìn về phía cạnh cộng dôdng LGBT như thế nào và nó có bị bạn bè chê cười hay xấu hổ về người nhận nuôi nó hay không

    Trả lờiXóa