Những Lí Do Khiến Thường Trú Nhân Nên Xin Quốc Tịch Mỹ

Thẻ xanh là một loại giấy tờ có thời hạn và được chính phủ Mỹ cấp cho thường trú dân sinh sống tại Hoa Kỳ. Sau khi thẻ xanh hết hạn, để tiếp tục sinh sống hoặc cư trú tại Mỹ, bạn phải đi gia hạn thẻ xanh hoặc nếu đủ điều kiện, bạn nên thi để trở thành công dân Mỹ. Đứng trên phương diện tài chính cũng như sự ổn định, nhập tịch và trở thành công dân Hoa Kỳ sẽ đem lại cho bạn nhiều lợi ích hơn việc gia hạn thẻ xanh. 
Trở thành công dân Mỹ sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi
Trở thành công dân Mỹ sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi

Dưới đây là những lý do cũng như lợi ích cơ bản nhất khi bạn nhập quốc tịch

  • Có quốc tịch Mỹ sẽ khiến bạn tiết kiệm được một khoản phí gia hạn thẻ xanh rất lớn. Vì khi đó, tình trạng cư trú của bạn đã được hợp pháp hoá một cách vĩnh viễn. Phí gia hạn thẻ xanh hiện tại là 450$ và có thể sẽ tăng thêm trong một vài năm sắp tới. Cứ 10 năm bạn sẽ phải gia hạn một lần có nghĩa là bạn bắt buộc sẽ phải xin gia hạn từ 3 đến 4 lần trong suốt cuộc đời. So với 680$ cho một lần thi quốc tịch thì rõ ràng là ít tốn kém hơn.
  • Bảo vệ bạn khỏi việc bị trục xuất khỏi Mỹ. Với một số tội danh nhẹ, thường trú dân vẫn có thể bị trục xuất. Khi đã là công dân Mỹ thì bạn không phải lo về điều đó. Bạn sẽ không bao giờ bị trục xuất, cao lắm cũng chỉ là chung thân hoặc tử hình thôi.
  • Tăng cơ hội việc làm cũng như học bổng cho bạn. Có rất nhiều công việc cũng như trợ cấp của các trường tư nhân chỉ dành cho công dân Mỹ.
  • Bạn có thể bảo lãnh nhiều người trong gia đình và thời gian sẽ được rút ngắn rất nhiều đối với những người bảo lãnh bằng thẻ xanh. Đồng thời, con cái của bạn sinh ra tại Mỹ đều được tự động công nhận là công dân Hoa Kỳ.
  • Bạn sẽ có quyền làm hộ chiếu Mỹ. Điều này cho phép bạn nhập cảnh và xuất cảnh bao lâu tuỳ thích. Hộ chiếu Mỹ được miễn thị thực tại nhiều quốc gia trên thế giới cho nên vấn đề đi lại của các bạn cũng rất thuận lợi.
  • Được quyền tham gia bỏ phiếu bầu cử, quyền lợi cơ bản và tối cao chỉ dành cho công dân Mỹ. Thậm chí bạn cũng có thể đứng ra để ứng cử và có cơ hội để trở thành tổng thống.
Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp không nên xin nhập tịch. Nếu như trong quá khứ bạn đã từng có một vài tội danh hoặc có một vài hành động có thể phần nào ảnh hưởng đến nước Mỹ thì bạn không nên xin nhập tịch. Trước khi thi, bạn sẽ được FBI lấy dấu vân tay để xem xét toàn bộ lý lịch. Hằng năm, số lượng người bị trục xuất khỏi Mỹ bởi những sai lầm trong quá khứ là không nhỏ. Nếu đã từng phạm lỗi hoặc vi phạm các luật nhập cư thì bạn nên yêu cầu FBI cung cấp dữ liệu vân tay và chuyển cho luật sư di trú để có thể tư vấn trước nhằm chuẩn bị cho các tình huống rủi ro khi xin thi nhập tịch.

Nước Mỹ được cho là đất nước dành cho những người nhập cư, chính vì thế hàng năm có rất đông người trên khắp thế giới muốn chuyển đến đây sinh sống. Việt Nam cũng không phải nước ngoại lệ, mỗi năm các bộ hồ sơ gửi lên Sở Di Trú mỗi lúc một tăng lên. Thông thường mọi người thường đi theo các diện như diện vợ chồng đi Mỹ, diện kết hôn với người Mỹ, diện hôn nhân đồng giới.... 

Thủ Tục Kết Hôn Với Người Mỹ Ra Sao?

Với xu thế hòa nhập với thế giới thì việc người Việt lấy vợ/chồng là người nước ngoài không còn xa lạ nữa. Hàng năm số lượng người Việt lấy người nước ngoài mỗi lúc một tăng lên, nhất là đối với người Mỹ. Vậy thủ tục kết hôn với người Mỹ như thế nào? Bài viết sau xin được cùng các bạn trả lời câu hỏi này.

Thủ tục đăng ký kết hôn với người Mỹ

Hồ sơ đăng ký kết hôn do 1 trong 2 người kết hôn đến nộp trực tiếp tại Sở Tư Pháp nếu đăng ký kết hôn tại Việt Nam hoặc cơ quan đại diện. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ tại Sở Tư Pháp sẽ có trách nhiệm kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì cán bộ Sở Tư Pháp sẽ viết phiếu tiếp nhận hồ sơ và ghi rõ ngày phỏng vấn, ngày trả kết quả.
Những thủ tục để có thể đăng ký kết hôn với người Mỹ
Những thủ tục để có thể đăng ký kết hôn với người Mỹ
Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ, thiếu giấy tờ thì cán bộ Sở Tư Pháp khi tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn hai bên nam, nữ bổ sung và hoàn thiện cho đầy đủ chính xác. Trong đó văn bản hướng dẫn của cán bộ Sở Tư Pháp phải ghi đầy đủ, rõ ràng các loại giấy tờ nào cần bổ sung, hoàn thiện, sau đó cán bộ tiếp nhận hồ sơ ký và ghi rõ họ tên giao cho người nộp hồ sơ. Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký kết hôn được bắt đầu tính từ ngày hồ sơ nộp đầy đủ, hợp lệ và đóng đủ lệ phí. Với trường hợp người có yêu cầu nộp hồ sơ nộp không đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định tại điều 6 của nghị định này, cán bộ Sở Tư Pháp tiếp nhận hồ sơ sẽ hướng dẫn người đó đến đúng cơ quan có thẩm quyền để nộp hồ sơ

Hồ sơ đăng ký kết hôn với người Mỹ

Theo quy định tại Nghị định số 69/2006/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kết hôn của mỗi bên phải có các giấy tờ sau đây :
  • Để làm được thủ tục kết hôn với người Mỹ thì việc đầu tiên là cả 2 người phải còn độc thân, cả 2 phải có giấy xác nhận tình trạng độc thân do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người xin kết hôn là công dân cấp. Giấy này phải không quá 06 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, xác nhận đương sự hiện tại là người không có chồng hoặc không có vợ
  • Không phải nước nào cũng cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, do đó đối với người công dân của nước không cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thì đương sự có thể thay thế giấy này bằng giấy xác nhận lời tuyên thệ của đương sự. Giấy này có tác dụng như chứng minh việc đơn sự hiện không có vợ hoặc không có chồng ở thời điểm hiện tại
  • Giấy khám sức khỏe của tổ chức y tế có thẩm quyền tại Việt Nam hoặc nước ngoài cấp chưa quá 6 tháng tính từ lúc nộp hồ sơ. Giấy này xác nhận đương sự không mắc các bệnh về thần kinh, tâm thần, không nhận thức được mà có thể làm chủ hành vi suy nghĩ của mình 
  • Tờ khai đăng ký kết hôn với người Mỹ theo mẫu quy định.
  • Đối với công dân Việt Nam thì cần nộp bản sao công chứng hoặc chứng minh nhân dân. Đối với đương sự là người Mỹ đang sinh sống tại Việt Nam thì nộp hộ chiếu hoặc giấy tờ thay thế như giấy thông hành hoặc thẻ cư trú.
  • Đối với công dân Việt nam đang sinh sống trong nước thì cần nộp bản sao có công chứng hoặc chứng thực sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể hoặc giấy xác nhận đăng ký tạm trú có thời hạn. Đối với đương sự là người Mỹ ở Việt Nam thì nộp thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú 
  • Đối với đương sự là công dân Việt Nam nếu đang phục vụ trong các lực lưỡng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước thì ngoài các giấy tờ phải nộp trên còn phỉa bổ sung các giấy tờ khác. Có thể kể đến như nộp giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý ngành cấp tỉnh hoặc Trung ương, xác nhận việc kết hôn với người nước ngoài của người đó không có ảnh hưởng gì đến việc bảo vệ bí mật Nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.



.

Tổng Hợp Kinh Nghiệm Bảo Lãnh Diện Kết Hôn Đồng Tính Sang Mỹ

Luật pháp Mỹ gần đây có những thay đổi rất tích cực về mặt nhân quyền. Trong đó, nổi bật nhất là việc không những cho phép kết hôn đồng tính mà còn cho công dân Mỹ có quyền bảo lãnh diện kết hôn đồng tính của mình sang Mỹ để đoàn tụ. Đây là một tin rất vui đối với cộng đồng LGBT.
Kết hôn đồng tính được công nhận tại Mỹ
Kết hôn đồng tính được công nhận tại Mỹ
Đối với những người chưa biết, đã hoặc đang có ý định làm hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện này thì mình xin chia sẽ một số kinh nghiệm như sau:

Mối quan hệ của bạn dù thế nào vẫn phải được xã hội và gia đình, người thân thừa nhận.

Mặc dù cộng đồng LGBT được hình thành cũng một thời gian dài, tuy nhiên, phần lớn mọi người ở Việt Nam nhìn nhận vấn đề này vẫn là một câu chuyện khá xa lạ và có phần không ủng hộ. Do đó, sự thừa nhận của xã hội đối với những mối quan hệ đồng tính này vẫn chưa được rộng rãi cho lắm, dẫn đến việc công khai giới tính thật cũng như nói về tình yêu của những người thuộc cộng đồng LGBT là một trở ngại rất lớn đối với họ. Việc này sẽ tạo cho các bạn tâm lý bất ổn cũng như hoang mang khi làm hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ.
Bạn bè, gia đình luôn ủng hộ bạn trong việc kết hôn đồng tính
Bạn bè, gia đình luôn ủng hộ bạn trong việc kết hôn đồng tính
Nếu như mối quan hệ của các bạn được người thân, gia đình cũng như bạn bè và xã hội chấp nhận thì sẽ rất thuận lợi cho quá trình xin visa thành công. Bạn nên cố gắng hết sức để trải lòng và chia sẽ với mọi người. Mong nhận được sự đồng cảm để có thể công khai chuyện tình cảm của mình với mọi người. Đây là một bằng chứng rất tốt trong việc chứng minh quan hệ của bạn.

Xác định rõ tình cảm của bản thân trước khi kết hôn đồng tính

Những câu hỏi được đặt ra là: Hai người có yêu nhau thật lòng hay không? Có muốn cùng nhau kết hôn hay không? Cần phải xác định rõ những điều này trước khi cùng nhau qua Mỹ để bắt đầu cuộc sống. Tránh tình trạng đứt gánh giữa đường vừa gây tổn thương vừa mất tiền bạc và công sức của nhau.

Cần có sự đồng lòng trong quá trình làm hồ sơ diện kết hôn đồng tính

Điều cần thiết trong quá trình làm hồ sơ, phỏng vấn cũng như nhận kết quả là sự kiên trì cũng như có sự đồng lòng để vượt qua được những rắc rối và tránh đi những mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình chờ đợi.

Khi đối diện với những khó khăn đó, hai bạn nên ngồi xuống cùng nhau và suy nghĩ xem cách nào là tốt nhất để giải quyết sao cho phù hợp, tránh những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có dẫn đến sự tan vỡ trong mối quan hệ.

Nếu như không chắc chắn về khả năng làm hồ sơ, đừng ngần ngại để tìm một công ty Uy Tín

Mỗi diện bảo lãnh sẽ có những kiểu làm hồ sơ khác nhau, tương đương với việc mỗi loại bảo lãnh sẽ có những khó khăn và đặc thù riêng. Bạn nên có sự am hiểu cũng như chắc chắn về luật di trú nếu như muốn bảo lãnh bạn đồng giới sang Mỹ đoàn tụ. Cần chú ý đến những áp lực ở giai đoạn phỏng vấn tại LSQ. Nên liên hệ và tìm một công ty nào đó có Uy Tín để có thể giúp bạn chuẩn bị hồ sơ thật kỹ, cùng đồng hành cũng như ủng hộ tinh thần bạn trong suốt quá trình xin visa.

Hy vọng những kinh nghiệm trên có thể giúp ích cho các bạn. Chúc các bạn LGBT may mắn và sớm được đoàn tụ với người yêu của mình.

Thủ Tục Bảo Lãnh Vợ Sang Mỹ - Các Bước Cần Làm

Thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ cần những điều kiện gì? Đây là câu hỏi mà khiến nhiều cặp đôi đang phải sống xa cách nhau nửa vòng trái đất đau đầu. Bài viết này xin được thay bạn trả lời câu hỏi này.

Bạn là công dân Mỹ hoặc có thẻ xanh hiện đang sinh sống tại Mỹ, còn vợ bạn hiện đang sinh sống tại Việt Nam. Bạn muốn bảo lãnh vợ sang Mỹ để cùng bạn sinh sống làm việc tại đất nước phát triển nhất thế giới này. Bạn chỉ cần thực hiện đầy đủ các bước sau thì việc bảo lãnh vợ sang Mỹ không còn là vấn đề khó khăn với bạn nữa.

BƯỚC 1: CÔNG HÀM ĐÔC THÂN

Muốn bảo lãnh vợ từ Việt Nam sang Mỹ trước hết hai vợ chồng cần phải đăng ký kết hôn tại Sở Tư Pháp thành phố nơi người vợ có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Bộ Tư Pháp yêu cầu thường trú nhân hoặc công dân Mỹ phải có một bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân ( hay còn gọi là Công Hàm Độc Thân) để đăng ký kết hôn tại Sở Tư Pháp. Giấy chứng nhận độc thân này phải có đầy đủ các giấy tờ theo quy định của chính quyền địa phương và phải được hợp pháp hóa bởi đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ
Thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ định cư
Xin lưu ý rằng tại mỗi Sở Tư Pháp của  cá thành phố ở Việt Nam lại có mỗi yêu cầu về Công Hàm Độc Thân, thủ tục đăng ký kết hôn và thời gian chờ đợi khác nhau. Vì vậy, Việt Uy Tín sẽ giúp quý vị biết được những yêu cầu này để chuẩn đầy đủ giấy tờ và lên kế hoạch cho chuyến đi về Việt Nam một cách phù hợp.

Đối với trường hợp đã ly hôn ở nước ngoài bạn phải xin ghi chú li hôn ở Việt Nam hoặc nhờ người xin trước khi nộp đơn xin kết hôn. Thời gian chờ đợi thường thì tiến trình này mất khoảng 3 tuần

BƯỚC 2: ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI VIỆT NAM

Trước khi được cấp giấy hôn thú cả hai cần phải nộp tất cả các giấy tờ cần thiết cho chính quyền địa phương (công hàm độc thân) và đơn xin đăng kí kết hôn. Sau đó cả hai phải tham gia phỏng vấn tại chính quyền địa phương. Chờ chính quyền thông báo và cả hai phải có mặt để kí vào giấy hôn thú ngay khi được cấp. Đối với trường hợp đã ly hôn ở nước ngoài bạn phải xin ghi chú li hôn ở Việt Nam hoặc nhờ người xin trước khi nộp đơn xin kết hôn (thường thì tiến trình này mất khoảng 3 tuần).
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Mỹ
Thủ tục đăng ký kết hôn với người Mỹ

BƯỚC 3: NỘP HỒ SƠ BẢO LÃNH VỚI SỞ DI TRÚ MỸ (USCIS)

Sau khi quý vị và vợ quý vị được cấp giấy chứng nhận kết hôn, quý vị có thể nộp đơn bảo lãnh vợ của quý vị với Sở Di Trú Mỹ. Giấy tờ yêu cầu:

Đối với người bảo lãnh

  • Mộ bản photo hộ chiếu, giấy quốc tịch hoặc khai sinh Hoa Kỳ
  • Một bản photo giấy hôn thú
  • Một bản photo bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/chồng cũ (nếu có)
  • Hài tấm hình 2 inch x 2 inch

Đối với người được bảo lãnh

  • Một bản photo khai sinh
  • Một bản photo bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ cũ (nếu có)
  • Hai tấm hình 2 inch x 2 inch
Lưu ý: nếu trường hợp người được bảo lãnh có con đi kèm thì cần bổ sung khai sinh của người con.
Thời gian là 6-8 tháng chờ đợi cho đến khi hồ sơ được Sở Di Trú Mỹ chấp nhận.
Hồ sơ được chấp nhận sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi vợ chồng của bạn được mời phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hoặc Lãnh Sự Quán nơi vợ chồng bạn đang sống.

BƯỚC 4: BẢO TRỢ TÀI CHÁNH VÀ THỦ TỤC GIẤY TỜ TẠI TRUNG TÂM CHIẾU KHÁNG QUỐC GIA (NVC)

Người bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chánh và những giấy tờ cần thiết khác cho người được bảo lãnh. Sau khi NVC hoàn thành hồ sơ bảo lãnh (từ 4 - 7 tháng) họ sẽ gửi thông báo để người được bảo lãnh lên phỏng vấn.

Lưu ý: người bảo lãnh tài chính phải có mức thu nhập cao hơn yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chính di dân, còn nếu không đủ tài chính người bảo lãnh phải có người đồng bảo trợ đáp ứng đúng yêu cầu. Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ và bảo trợ tài chánh cho đến khi phỏng vấn là từ 4 - 7 tháng.

BƯỚC 5: PHỎNG VẤN VỚI LÃNH SỰ QUÁN

Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình dù là bảo lãnh diện nào đi nữa. Thường thì ở diện này vợ và chồng phải chứng minh được mối quan hệ giữa 2 người là thật và có kèm bằng chứng nếu được yêu cầu.
Phỏng vấn tại lãnh sự quán
Trên đây là tất cả các bước phải trải qua khi xin định cư diện vợ chồng tại Mỹ, nhưng nếu bạn bị từ chối cấp visa bạn sẽ có thêm một cơ hội khiếu nại với Sở Di Trú do chính Sở Di Trú gửi cho bạn. Để biết thêm chi tiết  hãy liên hệ với Việt Uy Tín để được tư vấn.


Các Trường Hợp Bị Cấm Nhập Cảnh Vào Mỹ

Đoàn tụ với gia đình, cha mẹ sau nhiều năm xa cách là một điều gì đó rất tuyệt vời. Tuy vậy, không phải trường hợp nào cha mẹ cũng có thể bảo lãnh con cái qua Mỹ được. Theo quy định của luật di trú, con cái phải dưới 21 tuổi và trong nằm trong các trường hợp dưới đây. Nếu giống bất cứ một trường hợp nào thì cũng sẽ là 0% cơ hội được nhập cảnh Mỹ.

Các trường hợp bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

  • Tiền án có nhiều tội danh.
  • Bị bắt hoặc có tiền án sử dụng các chất gây nghiện.
  • Từng bị kết án hoặc có những hành vi suy đồi đạo đức.
  • Là thành viên của các Đảng chuyên chế (đặc biệt là Đảng Cộng Sản).
  • Là tội phạm, có âm mưu phá hoại chính trị, và từng là gián điệp.
  • Từng bị trục xuất khỏi Mỹ.
  • Bị phát hiện hoặc có tiền án bắt cóc, buôn bán người, trẻ em quốc tế. 
Một số trường hợp bị cấm nhập cảnh vào Mỹ
Một số trường hợp bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

Các bệnh bị cấm nhập cảnh vào Mỹ

  • Mắc các bệnh truyền nhiễm như Lao, Phổi,…
  • Mắc các bệnh về tâm thần, rối loạn thể chất, có thể gây hại đến mọi người.
  • Có khả năng trở thành gánh nặng của xã hội ( thất nghiệp hoặc không có khả năng làm việc, phụ thuộc vào tiền phúc lợi xã hội).
  • Đã từng bị bắt và kết án trong quá khứ những tội danh như bán dâm, buôn bán chất gây nghiện
  • Trong gia đình có người buôn bán ma tuý, biết và nắm rõ được lợi nhuận từ việc làm phi pháp đó trong vòng 5 năm gần nhất.
  • Từng tham gia nạn diệt chủng hoặc là từng là thành viên đảng quốc xã.
  • Từng vi phạm luật nhập cư và gian lận nhập cư như vượt biên,...

Bạn nên tránh những điều này nếu như muốn được bảo lãnh

  • Khai gian để trở thành công dân Mỹ.
  • Cư trú trái phép hoặc không xuất trình đầy đủ giấy tờ khi nhập cảnh Mỹ.
  • Lấy nhiều vợ hoặc chồng cùng một lúc (Đa thê).
  • Đã hoặc đang xin visa J-1 hoặc J-2 diện trao đổi văn hoá mà có ý định ở lại Mỹ quá 2 năm.
Bài viết là sự tổng hợp những trường hợp cấm nhập cảnh mà Luật Di Trú đưa ra. Ngoài những trường hợp này thì bạn có quyền được mở hồ sơ và xin visa bảo lãnh để đoàn tụ với gia đình, bạn bè, người thân. Chúc các bạn may mắn.

Việc từng bị khủng bố nên an ninh nước Mỹ luôn được siết chặt để đảm bảo an toàn cho mọi người. Chính vì thế mà nơi đây hàng năm có rất đông người muốn đến đây sinh sống. Thông thường mọi người thường đi theo diện bảo lãnh vợ chồng, diện bảo lãnh hôn thê, diện bảo lãnh đồng tính...

Bảo Lãnh Cha Mẹ Sang Mỹ - Các Điều Kiện Cần Biết

Muốn bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ định cư sinh sống thì cần những điều kiện nào? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm. Điều cơ bản đầu tiên bạn cần biết là khi muốn bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ thì chỉ có công dân Mỹ mới được quyền bảo lãnh cha mẹ. Thường trú dân thì không thể bảo lãnh được. Theo luật của Quốc Hội, con cái trên 21 tuổi và là công dân Mỹ mới có thể mở hồ sơ và xin bảo lãnh cha mẹ được. 
Bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ
Để được bảo lãnh, người bảo lãnh cần đảm bảo được việc tài chính của mình đủ để bảo trợ cho cha mẹ. Nếu như khả năng tài chính không đủ thì có thể liên hệ với người thân hoặc bạn bè để đứng ra làm người đồng bảo lãnh với mình (chỉ được phép là công dân Mỹ). Sau khi đã đảm bảo về tài chính rồi thì cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:

Giấy tờ chứng minh là công dân Mỹ

  • Bằng quốc tịch Mỹ.
  • Hộ chiếu.
  • Giấy khai sinh (nếu như sinh tại Mỹ).
  • Giấy khai sinh để chứng minh mối quan hệ của bản thân và người được bảo lãnh.

Các loại giấy tờ chứng minh huyết thống

  • Học bạ cũ có tên Cha Mẹ của người bảo lãnh.
  • Nếu gia đình theo đạo thiên chúa, cần đem theo sổ gia đình công giáo và giấy rửa tội.
  • Hộ khẩu chung có tên của cả gia đình (cha, mẹ và con).
  • Những hình ảnh chụp chung với Cha Mẹ khi còn nhỏ.

Đối với người bảo lãnh

Khi chuẩn bị hồ sơ, cần phải có bằng quốc tịch, hộ chiếu, khai sinh, các bằng chứng về mối quan hệ Cha/Mẹ với con và giấy thay đổi họ tên (nếu có).

Đối với người được bảo lãnh

Cần có giấy khai sinh, giấy chứng tử của Vợ/Chồng hoặc giấy ly hôn của Vợ/Chồng và giấy đăng kí kết hôn nếu có. Thời gian chờ đợi để Sở Di Trú chấp thuận hồ sơ tuỳ vào mỗi thời điểm, thường là 4 đến 6 tháng.Thời gian hoàn tất hồ sơ việc bảo trợ tài chính cho đến khi phỏng vấn là từ 3 tới 6 tháng. Thời gian chờ đợi để hoàn thành hồ sơ bảo lãnh Cha/Mẹ thường rơi vào khoảng 8 tới 12 tháng. 

Các chi phí cần phải nộp là:
Phí nộp cho Sở Di Trú là 420$
Phí nộp cho Trung tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) là
  • 120$ cho người bảo lãnh.
  • 325$ cho người được bảo lãnh.
Hàng năm nhu cầu về bảo lãnh gia đình sang Mỹ định cư mỗi lúc một tăng lên mà các chính sách về định cư Mỹ không hẳn ai cũng nắm rõ hết. Hy vọng các thông tin cơ bản trên có thể giúp ích được phần nào cho các bạn. Chúc các bạn may mắn và sớm được đoàn tụ với gia đình, Cha Mẹ.

Tìm Hiểu Bảo Lãnh Định Cư Diện Bảo Lãnh Đồng Tính

Chắc hẳn bạn đã biết, kể từ ngày 26-6-2013, Tòa án tối cao Mỹ đã “tháo gỡ” một luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính (‘HNĐT’) và cho phép những người đồng tính được bảo lãnh người bạn đời của mình sang Mỹ theo diện fiance. Và cũng mới đây, ngày 26/06/2015 dấu ấn ngày trọng đại của lịch sử nước Mỹ khi tổng thống Obama cũng như pháp viện Mỹ đã ra phán quyết ủng hộ và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính trên toàn nước Mỹ. Diện bảo lãnh này cũng sẽ có hiệu lực dù bất chấp đương đơn xin thị thực tại các quốc gia cho HNĐT là bất hợp pháp.

Visa diện bảo lãnh đồng tính:

Dạng bảo lãnh diện fiance là gì ?

Dạng bảo lãnh diện fiance là dạng bảo lãnh người yêu đồng tính hoặc dị tính của đương đơn bên Mỹ bảo lãnh cho người yêu đồng tính hoặc dị tính của mình tại Việt Nam.
Bảo lãnh diện hôn nhân đồng tính
Bảo lãnh diện hôn nhân đồng tính

Thời gian chờ của diện fiance cho người đồng tính là bao lâu ? 

Diện fiance cho đến nay có thời gian chờ khoảng 7 - 10 tháng. 
Trường hợp cụ thể: 
Câu hỏi: Tôi có người yêu là người đồng tính bên Mỹ. Có một thời gian anh về Việt Nam sống với tôi và rồi lại trở về Mỹ. Nay người yêu tôi muốn bảo lãnh tôi sang Mỹ để cùng nhau chung sống nhưng tôi thắc mắc khi làm hồ sơ của chúng tôi, chúng tôi có được đối xử như một hồ sơ dị tính hay không? Và thời gian sớm nhất có thể hoàn thành là bao lâu ? 
Đáp: Hiện nay đối với các viên chức Chính phủ Mỹ, khi đứng trước một hồ sơ bão lãnh diện fiance cho dù hồ sơ đồng tính thì cũng sẽ được đối xử như một hồ sơ dị tính. Diện fiance cho người đông tính hiện có thể hoàn thành sớm nhất từ 7 đến 10 tháng.

Quy trình nộp hồ sơ bảo lãnh :

  • Điều đầu tiên bạn cần biết đến đó là buộc hai bạn phải đăng ký kết hôn trong vòng 90 ngày.
  • Hồ sơ bảo lãnh mà bạn và người yêu chuẩn bị phải được chấp nhận bởi cơ quan di trú và nhập tích Hoa Kỳ (USCIS). Việc này đối với người bảo lãnh phải có mặt đúng hẹn và hoàn thành đầy đủ hồ sơ. Sau khi USCIS được chấp thuận thì hồ sơ đã hoàn thành sẽ được chuyển đến NVC (Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia ).
  • Tiếp đó NVC sẽ xác nhận và chuyển đến Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại VietNam theo diện K-3 (diện K3 là diện hồ sơ bảo lãnh hôn nhân).
  • Một email từ Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ sẽ gửi đến bạn những hướng dẫn cụ thể về cách đặt lịch hẹn cũng như chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trước khi đến phỏng vấn.

Chuẩn bị tâm lý trước khi đi phỏng vấn diện đồng tính

Tuy rằng luật di trú ở Mỹ đã thay đổi và có cái nhìn khác hơn về cộng đồng LGBT nhưng văn hóa và thành kiến của phần đông công chúng xã hội có thể nói vẫn chưa chấp thuận và đồng lòng với cộng đồng LGBT. Thành kiến này sẽ ảnh hưởng đến một số tiểu bang cũng như các viên chức lãnh đạo trong chính phủ Mỹ, sinh ra những suy nghĩ và hành động kỳ thị dành cho cộng đồng LGBT.
Ví dụ đơn giản như: Một nhân viên USCIS nào đó có thể trì hoãn hoặc thậm chí không xử lý hồ sơ của các cặp đôi đồng tính ngay khi đến lượt mà nhét vào đáy chồng hồ sơ. Họ có thể sẽ tìm bất kì lý do gì để từ chối hồ sơ của các cặp đồng tính, yêu cầu đương đơn bổ sung bằng chứng sao cho thật sự thuyết phục hoàn toàn.
Thông tin cần biết khi làm hồ sơ diện bảo lãnh hôn nhân đồng tính
Thông tin cần biết khi làm hồ sơ diện bảo lãnh hôn nhân đồng tính
Vì thế để tránh trường hợp bị kỳ thị, người bảo lãnh và người được bảo lãnh phải chuẩn bị hồ sơ kỹ hơn những hồ sơ bảo lãnh diện fiance thông thường khác. Cụ thể như sau:
  • Các thông tin về nhân thân của cả hai bên phải thật sự rõ ràng, cả hai phải nắm vững thông tin cá nhân, thông tin tài chính của nhau, càng chi tiết càng tốt.
  • Cần trang bị kiến thức về đời sống của nhau, Việt Nam cũng như là Mỹ: Trang bị được điều này sẽ giúp đương đơn dễ dàng trả lời các câu hỏi của người phỏng vấn NVC liên quan đến việc hòa nhập và xây dựng cuộc sống tương lai sau này ở Mỹ.
  • Bằng chứng về mối quan hệ phải rõ ràng và có sức thuyết phục: Cần làm theo trình tự các mốc thời gian trong mối quan hệ của mình, càng chi tiết càng tốt. Ví dụ: Cả hai biết nhau trên facebook hay môt mạng xã hội nào đó như thế nào ? lần đầu gặp nhau như thế nào? Và mối quan hệ bền vững trong bao lâu ? 
  • Tâm lý phải luôn thật ổn định và tự tin trước những câu hỏi phỏng vấn đặt ra từ viên chức lãnh sự quán tại Việt Nam.
  • Cần nhất là sự ủng hộ của gia đình hai bên, đó sẽ là một món quà tinh thần ý nghĩ giúp cả hai đến được với nhau mỗi lúc một gần hơn.

Người Phụ Nữ Gốc Việt Đầu Tiên Trong Lịch Sử Được Vào Quốc Hội Mỹ

Đương kim dân biểu Mỹ John Mica, một chính khách Cộng Hòa từng tại chức 12 nhiệm kỳ đã bị đánh bại bởi một nữ chính khách gốc Việt mới nổi ở tiểu bang Florida trong cuộc đua vào Quốc Hội Mỹ.
Dân biểu Stephanie Murphy - người phụ nữ gốc Việt đầu tên vào Quốc Hội Mỹ
Dân biểu Stephanie Murphy - người phụ nữ gốc Việt đầu tên vào Quốc Hội Mỹ
Bà Stephanie Murphy trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ gốc Việt đầu tiên, và là người Hòa Kỳ gốc Việt thứ hai trong lịch sử, đắc cử vào Quốc Hội Mỹ.

Người Phụ Nữ gốc Việt Đầu Tiên Được Vào Quốc Hội Mỹ

Bà Murphy thắng nhờ một địa hạt bầu cử mới được thành lập nên. Theo các nhà phân tích thì nhờ vào phản ứng ngược chống lại ứng cử viên và một phản ứng ngược chống lại ứng cử viên tổng thống Cộng Hòa Donald Trump. Là một người mẹ có hai con, bà Murphy rất may mắn khi được Tổng Thống Barrack Obama chính thức ủng hộ tranh cử dân biểu tại Địa Hạt 7, Florida. Hành trình từ Việt Nam sang Mỹ sinh sống của bà rất gian nan. Bà cùng gia đình đi tị nạn và đến Mỹ khi bà mới 1 tuổi. Cha mẹ bà vượt biên bằng thuyền và được Hải Quân Hoa Kỳ cứu trên biển khi thuyền của gia đình bà gặp cướp biển. Cha mẹ bà phải làm những việc lao động bằng tay chân ban ngày và dọn dẹp văn phòng vào ban đêm để có tiền nuôi hai chị em bà.

Từ nhỏ bà tỏ ra có năg khiếu trong việc học tập và bà Murphy là người phụ nữ đầu tiên trong gia đình đi học đại học. Trong quá trình học tập bà đã rất chăm chỉ cố gắng và bà đã được nhận bằng cử nhân về kinh tế từ College of William and Mary. Sau đó bà tiếp tục học thêm và nhận được bằng cao học về ngoại giao từ Georgetown University. Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, bà xin vào làm tại Bộ Quốc Phòng Mỹ vì muốn bảo vệ đất nước đã cưu mang gia đình mình. Trong một lần trả lời phỏng vấn trước ngày bầu cử,bà Murphy cho biết lí do vì thấy chung quanh mình có quá nhiều điều cần phải thay đổi nên bà quyết định tham gia tranh cử

Bà nói bà tin rằng giấc mơ Mỹ vẫn còn đó, nhưng ngày càng vượt xa tầm tay mọi người. Theo bà để thay đổi đem đến những điều tốt đẹp nhất thì những người được gửi tới Washington cũng phải thay đổi. Bà cũng là một trong những người được mời đọc diễn văn tại Đại Hội Toàn Quốc Đảng Dân Chủ tại Philadelphia hồi tháng 7.

Những Công Nghệ Giúp Mỹ Thống Trị Thế Giới

Những sáng chế vũ khí bằng máy in 3D hay cũng như đội máy bay vận tải không người lái… Tất cả những sản phẩm sau đây chính là nền công nghệ tiên tiên bậc nhất giúp Mỹ duy trì vị thế đứng đầu thế giới.

Tàu vũ trụ X-37B

X-37B là một con tàu vũ trụ tối mật của Mỹ, sau hai năm lơ lửng trên trời, X-37B đã hạ cánh đáp xuống căn cứ không quân Vandenberg, California, Mỹ sau 674 ngày lơ lửng trên quỹ đạo trái đất ngày 17/10 theo giờ địa phương. Tàu vũ trụ không người lái mini X-37B năm 2011, trở về trái đất sau hai năm hoạt động trên quỹ đạo trên bề mặt thấp nhất trái đất. Con tàu là dự án bí mật của Lầu Năm Góc, Mỹ trong nhiều năm. Nó có thể ứng dụng cho nhiều mục đích khác nhau, đặc trong mục đích nhiệm vụ quân sự. Con tàu vũ trụ này có thể ứng dụng cho nhiệm vụ bảo trì các vệ tinh nhân tạo, kiểm soát không gian bên ngoài. 
Tàu vũ trụ X-37B
Tàu vũ trụ X-37B

Máy bay ALASA

ALASA là một trong những chương trình do Cơ quan nghiên cứu và phát triển các dự án quốc phòng tiên tiến Mỹ tạo ra. Mục đích của chương trình là sử dụng công nghệ tiêm kích F-15 nhằm phóng tên lửa mang theo vệ tinh mini lên quỹ đạo thấp gần trái đất. Công nghệ này ALASA cho phép phóng vệ tinh gián điệp một cách hoàn hảo, việc này sẽ giúp Mỹ duy trì lợi thế thông tin cũng như tình báo giám sát. Mỹ cho biết, trong tương lai không xa sẽ phát triển thêm phiên bản F-35D, phiên bản cao cấp hơn ALASA cho nhiệm vụ phóng vệ tinh mini. Một ưu thế khác của công nghệ mới này là có thể thu hồi sau khi làm nhiệm vụ.
Máy bay ALASA
Máy bay ALASA

Máy bay sát thủ F-35D

Không quân Mỹ sẽ cho ra đời phiên bản F-35D trong tương lai. Phiên bản mới này ngoài nhiệm vụ đặc biệt là ngăn máy bay đối phương lại còn có khả năng điều khiển và chỉ huy các hệ thống không người lái. Hiện tại, General Electric (một tập đoàn nổi tiếng tại Mỹ) phát triển động cơ mới để trang bị cho F-35D trong tương lai, dự án ADVENT. , F-35D sẽ khắc phục các nhược điểm của F-35(phiên bản cũ). Đặc biệt với động cơ mới sẽ giúp F-35D hoạt động mạnh, êm, bay nhanh hơn và có khối lượng mang tải trọng vũ khí lớn hơn. Ngoài ra, nhà sản xuất sẽ cập nhật các công nghệ mới, hứa hẹn sẽ giúp chiến cơ này thống trị bầu trời.
Máy bay sát thủ F-35D
Máy bay sát thủ F-35D

Máy bay không người lái tự động chở hàng và tiếp nhiên liệu (UCART)

Các phương tiện bay không người lái (UAV) sẽ là công nghệ chủ đạo của Mỹ trong kế hoạch phát triễn tối ưu trong thời gian tới. , UCART, một tổ hợp gồm nhiều UAV có khả năng tàng hình khi làm nhiệm vụ tiếp nhiên liệu trên không và chở hàng. Những UAV này có thể được phát triển dựa trên X-47B. Chúng đã chứng minh khả năng tiếp nhiên liệu trên không trong giữa năm 2015. Bên cạnh đó, mẫu máy bay vận tải này có thể sẽ được lập lại hoàn thiện dựa trên mẫu thử nghiệm X-48B của tập đoàn Boeing. Các máy bay không người lái trong dự án UCART có thể được điều khiển từ xa hoặc hoạt động độc lập bằng trí thông minh nhân tạo từ con chip. Phi đội bay tàng hình này sẽ cho phép không quân Mỹ duy trì ưu thế của mình so với thế giới đang ngày càng tiên tiến.


Nhập Cư Mỹ Theo Diện Đầu Tư

Cùng xu hướng hội nhập kinh tế thế giới thì có rất nhiều người nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam và cũng có nhiều người Việt Nam qua nước ngoài để đầu tư. Với vai trò là cường quốc số 1 về kinh tế trên thế giới, Mỹ chính là miền đất hứa để cho các nhà đầu tư vào đây kinh doanh.
Nhập cư Mỹ theo con đường đầu tư
Nhập cư Mỹ theo con đường đầu tư
Chính phủ Mỹ có rất nhiều chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư vào nước này, giúp họ có thể sinh sống và làm việc tại đây. Định cư Mỹ theo diện đầu tư EB-5 chính là một trong số các ưu đãi này.

EB-5 là gì?

Chương trình EB-5 (viết tắt của Employment Base Fifth) là chương trình xin thẻ xanh Mỹ an toàn và nhanh nhất dành cho người nước ngoài đến Mỹ theo hình thức đầu tư. Chương trình được Chính phủ Mỹ khởi xướng từ năm 1990 và đã giúp cải thiện nhiều địa phương ở Mỹ nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc kinh tế chậm phát triển. Năm 2003, Chính phủ Mỹ cho phép các dự án nằm trong khu vực khuyến khích đầu tư (Regional Centers) thu hút vốn đầu từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đây là con đường nhập cư  vào Mỹ được cho là dễ dàng nhất 

Mỗi năm, Chính phủ Mỹ cấp 10.000 visa theo diện EB-5, trong đó có 3.000 visa theo diện đầu tư uỷ thác thông qua Regional Centers (vốn đầu tư 500 ngàn USD/suất) và số còn lại dành cho tự đầu tư (01 triệu USD/suất) vào Mỹ. Đặc biệt, với diện đầu tư ủy thác, nhà đầu tư sẽ được hoàn lại vốn đầu tư bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu, đồng thời được hưởng lãi suất hàng năm. Thời gian chấp nhận đơn EB-5 và cấp thẻ xanh Mỹ cho nhà đầu tư: từ 1,5- 2 năm. Sau 02 năm có thẻ xanh có điều kiện, luật sư USIS sẽ giúp nhà đầu tư làm đơn nộp lên Sở di trú Mỹ xin xóa điều kiện để được cấp thẻ xanh Mỹ vĩnh viễn.

Đối tượng đầu tư:

  • Tất cả các nhà đầu tư có khả năng tài chính, có nhu cầu định cư Mỹ
  • Không giới hạn về độ tuổi
  • Không yêu cầu về ngoại ngữ
  • Không yêu cầu có công ty kinh doanh hoặc kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp
  • Không cần trực tiếp quản lý công việc đầu tư hàng ngày
  • Các loại hình đầu tư EB-5
Tự đầu tư: Thành lập công ty mới hoàn toàn, mua lại cơ sở kinh doanh đang hoạt động, mở công ty con hoặc mở thêm chi nhánh kinh doanh. Với diện này, nhà cần đầu tư 01 triệu USD/suất và tạo ra 10 việc làm toàn thời gian cho công dân hoặc thường trú nhân Mỹ trong vòng 02 năm liên tiếp

Đầu tư uỷ thác (gián tiếp): Thông qua Regional Centers nhà đầu tư đầu tư vào công ty hoặc dự án được sự chấp thuận của Chính phủ Mỹ với vốn đầu tư 500 ngàn USD/suất.

Quyền lợi của nhà đầu tư

  • Được thẻ xanh định cư Mỹ dưới dạng thường trú nhân cho cả gia đình (bao gồm cả vợ/chồng và các con độc thân dưới 21 tuổi)
  • Được hai quốc tịch
  • Được hưởng các quyền lợi như công dân MỹCon em nhà đầu tư được miễn học phí trường công từ tiểu học đến trung học, học phí đại học được áp dụng như người bản xứ (bằng 1/3 so với du học sinh)
  • Nhà đầu tư và các thành viên gia đình có quyền sinh sống, học tập và làm việc tại bất cứ nơi nào trên đất Mỹ
  • Được ra vào Mỹ không cần visa
  • Được bảo lãnh người thân, xin nhập quốc tịch…

Chứng minh nguồn gốc số tiền đầu tư (500 ngàn USD hoặc 1 triệu USD) từ:

  • Thu nhập từ lợi nhuận doanh nghiệp
  • Thu nhập cá nhân: tiền lương, tặng, cho, thừa kế….
  • Từ bán bất động sản, chứng khoán, cổ phiếu…

Điều kiện của thường trú nhân cho chương trình EB-5 

  • Thẻ xanh được cấp cho cả gia đình lần đầu có giá trị 2 năm
  • Hưởng quyền lợi như một thường trú nhân
  • Sau 2 năm luật sư USIS sẽ đại diện nhà đầu tư nộp đơn I-829 xoá bỏ điều kiện của thẻ xanh để xin thẻ xanh vĩnh viễn. Sau 5 năm nhà đầu tư có thẻ xanh sẽ được nhập tịch Mỹ.

Những Vấn Đề Thường Gặp Trong Hồ Sơ Diện Bảo Lãnh Vợ Chồng Đi Mỹ - Phần 2

Phần 1 mình đã chia sẻ tới các bạn về vấn 2 vợ chồng do xa cách nên dẫn tới ít gặp nhau gây nên khó khăn trong quá trình làm hồ sơ xin visa diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ. Phần này mình tiếp tục chia sẻ tới các bạn về vấn đề qua Mỹ ly hôn người bảo lãnh có được bảo lãnh người khác không?

Câu hỏi về diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ

Cách đây 6 năm vợ cũ bảo lãnh tôi qua Mỹ, sau 3 năm chung sống chúng tôi không hợp nhau nên đã ly dị, năm ngoái tôi về Việt Nam chơi và yêu một người con gái, tôi có ý định cưới cô ấy và bảo lãnh cô ấy sang Mỹ thì có trở ngại gì không? Tôi nghe nói vừa mới ly dị thì khó lãnh người khác.

Trả lời

Chào anh, dựa theo luật hôn nhân và di trú Mỹ thì bất kỳ công dân Mỹ độc thân nào cũng được quyền bảo lãnh vợ/chồng của mình với mục đích đoàn tụ tại Mỹ. Tuy nhiên, vì có quá nhiều hồ sơ bảo lãnh từ Việt Nam đã làm giả mạo nên Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) và Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (LSQ) sẽ xét duyệt rất kỹ những hồ sơ đã từng có hôn nhân trước so các hồ sơ bảo lãnh tương tự từ nhiều nước khác. Thực tế cho thấy có tới trên 80% hồ sơ đã làm giả mạo. Rất nhiều hồ sơ giả mạo về giấy tờ, lời khai, bằng chứng, và ngay cả con người, có nghĩa là các thành viên trong hồ sơ không phải người thân của đương đơn, như vợ hoặc con, và họ thông thường là bà con xa hoặc những người sẵn sàng trả một số tiền khá lớn, như vài chục ngàn đô la, để theo đuổi giấc mơ được định cư tại Mỹ. Và khi LSQ phát hiện những trường hợp này thì tất cả mọi người trong hồ sơ đó đều vĩnh viễn không được nhập cảnh Hoa Kỳ.
Qua Mỹ nhờ diện vợ chồng , lại ly dị người bảo lãnh thì có được bảo lãnh vợ mới?
Qua Mỹ nhờ diện vợ chồng , lại ly dị người bảo lãnh thì có được bảo lãnh vợ mới?
Để giúp anh và quý độc giả quan tâm khác, Việt Uy Tín xin chia sẻ một trường hợp rất khó khăn của khách hàng mà chúng tôi đã tư vấn thành công trong thời gian vừa qua. Năm 2000 thân chủ chúng tôi quen với một công dân Mỹ chưa đầy 5 tháng thì họ tự mở hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê. Vì không biết cách xây dựng bằng chứng cho mối quan hệ của họ, thu thập thông tin cá nhân của nhau và gom góp kiến thức về đời sống của cả hai môi trường nên họ cứ để hồ sơ tiến triển theo sự tự nhiên. Sau 7 tháng thì đương đơn được mời đến LSQ phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự đã hỏi về những cột mốc thời gian xoay quanh mối quan hệ của họ, và viên chức lãnh sự yêu cầu đương đơn cung cấp bằng chứng. Khi đương đơn không thể cung cấp những bằng chứng thuyết phục, viên chức lãnh sự bảo thông dịch viên điện thoại cho người bảo lãnh để kiểm chứng những thông tin mà đương đơn đã cung cấp, xem lời khai về các cột mốc thời gian của mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh có trùng khớp. Vì không chuẩn bị trước, nên cú điện thoại lúc giữa khuya từ LSQ đã làm người bảo lãnh lo sợ và anh ta đã không trả lời nhất quán với những gì đương đơn đã cung cấp; hồ sơ của họ đã bị từ chối vì lý do người bảo lãnh và đương đơn không cung cấp bằng chứng thuyết phục và lời khai của họ không nhất quán. Vì là hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn thê nên họ không đủ thời gian để khiếu nại, và hồ sơ này đã hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày được USCIS chấp thuận. Thân chủ chúng tôi và người bảo lãnh đã không quen nhau quá lâu và tình cảm chưa sâu đậm nên sau khi hồ sơ bị từ chối thì họ nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Sau 2 tháng gây gổ và cãi vã, họ đã chia tay.
Phỏng vấn không nhất quán lời khai dẫn tới hồ sơ xin visa diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ bị từ chối
Phỏng vấn không nhất quán lời khai dẫn tới hồ sơ xin visa diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ bị từ chối
Năm 2005, thân chủ chúng tôi đăng ký kết hôn với một công dân Mỹ, và họ quyết định sống và làm việc tại Việt Nam. Năm 2009, sau khi đã sanh được 2 người con, có quốc tịch và hộ chiếu Mỹ, họ thuê một công ty luật rất nổi tiếng ở California mở hồ sơ bảo lãnh theo diện vợ chồng. Hồ sơ của họ tiến triển tốt đẹp, tuy nhiên khi hồ sơ được LSQ mời phỏng vấn thì một lần nữa đương đơn lại bị từ chối vì cô ta không lý giải và chứng minh được tại sao người bảo lãnh không quay về Mỹ để sinh sống trong 2 năm trước khi đương đơn đi phỏng vấn. Sau khi hồ sơ của họ bị từ chối thì giữa họ cũng đã xảy ra mâu thuẫn, và thân chủ chúng tôi đã gặp rất nhiều áp lực từ nhiều phía, như chính bản thân cô ta, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và ngay cả người chồng. Ảnh hưởng tâm lý quá nặng nề, cô ta không dám khiếu nại, vì đã hai lần bị từ chối, nên hồ sơ đã bị USCIS đóng lại khi quá thời hạn 12 tháng.

Cuối năm 2010, người bảo lãnh được một người bạn, là khách hàng cũ từng được Việt Uy Tín tư vấn thành công, giới thiệu gia đình họ tìm đến Việt Uy Tín để được tư vấn cách giúp cho cả gia đình họ được định cư tại Mỹ. Sau khi hiểu rõ về hồ sơ của họ, Việt Uy Tín đã đồng ý đại diện mở hồ sơ bảo lãnh và tư vấn cho gia đình họ những bước cần thiết. Việt Uy Tín đã hướng dẫn cho cả đương đơn lẫn người bảo lãnh thật kỹ về những việc họ cần làm hàng ngày, hàng tuần, và hàng tháng để chuẩn bị cho hồ sơ. Tháng 12 năm 2011, thân chủ chúng tôi lại đi phỏng vấn lần thứ 3 và cô ta đã được cấp visa. Tháng 4 vừa qua, gia đình họ đã bắt đầu cuộc sống mới tại Dallas.

Một hồ sơ sẽ gồm rất nhiều yếu tố mà USCIS và LSQ sẽ dựa vào để quyết định cấp hay từ chối visa. Đương đơn và người bảo lãnh phải cung cấp thông tin cá nhân, kiến thức về đời sống giữa hai đất nước và bằng chứng về mối quan hệ. Những điều này cần được chuẩn bị càng sớm càng tốt, vì những gì đương đơn và người bảo lãnh cung cấp phải nhất quán.

Những Vấn Đề Thường Gặp Trong Hồ Sơ Diện Bảo Lãnh Vợ Chồng Đi Mỹ - Phần 1

Diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ được các chuyên gia tư vấn định cư Mỹ đánh giá là diện dễ đậu visa nhất. Nhưng không hẳn là hồ sơ nào cũng thành công xin được visa nhất là trong giai đoạn chính sách của vị tân tổng thống Mỹ có thay đổi về chính sách nhập cư. Bài viết này xin được chia sẻ những câu hỏi và trả lời trong hồ sơ diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ.
Những câu hỏi về diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ
Những câu hỏi về diện bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ

Câu hỏi

Tôi và cô ấy quen nhau đã 3 năm nhưng mới gặp nhau có 1 lần trong khi cô ấy về thăm bạn ở Việt Nam, từ đó đến nay chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc qua e-mail và các thiết bị thông minh. Sắp tới cô ấy sẽ về Việt Nam làm đám cưới với tôi. Chúng tôi cần làm gì để xin được visa?

Trả lời

Theo kinh nghiệm tiếp nhận tư vấn và xử lý hàng trăm hồ sơ diện vợ chồng, tôi nhận ra nguyên nhân họ bị từ chối cấp visa vì trong hàng chục năm qua đã có rất nhiều cặp vợ chồng đã làm hồ sơ giả mạo, từ lời khai, giấy tờ, bằng chứng, tới mối quan hệ và con người nhằm qua mặt viên chức Lãnh sự quán Mỹ.

Ví dụ điển hình là một hồ sơ đã bị điều tra vì những giấy tờ, bằng chứng và lời khai của hai vợ chồng đương đơn không thuyết phục - người chồng đã khai trong buổi phỏng vấn cùng LSQ rằng họ đã quen nhau qua lời giới thiệu của một người bạn của vợ tại San Francisco, và họ đã quen nhau được bốn (04) năm trước khi họ tiến hành hồ sơ bảo lãnh; bằng chứng về mối quan hệ của họ cũng rất nhiều. Trong lúc đang phỏng vấn thì LSQ đã gọi điện thoại cho người vợ, là người bảo lãnh, để kiểm chứng những gì anh ta đang khai.  Người vợ đã khai gần giống tất cả những lời khai của đương đơn, chỉ khác biệt ở một điểm duy nhất là người giới thiệu cho họ quen nhau không phải là người bạn của cô ta ở San Francisco mà là người bà con đang sống tại Việt Nam. Vì lời khai của hai vợ chồng không đồng nhất, tuy họ có rất nhiều bằng chứng về mối hôn nhân, LSQ vẫn yêu cầu họ về bổ sung thêm thông tin và đã “treo” hồ sơ của họ để điều tra. Sau tám tháng thì LSQ bất chợt đến khu phố của đương đơn đang sống và điều tra những người hàng xóm về mối quan hệ của họ; LSQ cũng tìm đến người bà con mà người vợ đã khai rằng ông đã giới thiệu hai vợ chồng họ quen nhau và đã hỏi người giới thiệu này về quan hệ của ông ta với người bảo lãnh và đương đơn.Người đàn ông này đã khai với LSQ rằng ông ta là bà con của cả người bảo lãnh và của đương đơn, và rằng bố của người bảo lãnh và mẹ của đương đơn là anh em ruột, đồng nghĩa với đương đơn và người bảo lãnh là anh em họ. Hồ sơ của gia đình này đã làm giả từ lời khai, bằng chứng đến mối quan hệ. Và đã có rất nhiều hồ sơ cũng tương tự như gia đình này nên LSQ sẽ tìm những sự không nhất quán trong lời khai, giấy tờ, bằng chứng và con người để từ chối hồ sơ.
Vợ chồng trả lời phỏng vấn không tốt dẫn tới hồ sơ bị đóng
Vợ chồng trả lời phỏng vấn không tốt dẫn tới hồ sơ bị đóng
Để giúp cho anh và vợ đạt được giấc mơ đoàn tụ tại Hoa Kỳ để cùng nhau xây dựng tương lai, anh chị cần hoàn tất thủ tục bảo lãnh và chứng minh cùng LSQ rằng hồ sơ, mối quan hệ, lời khai và bằng chứng là thật, và anh chị cần chuẩn bị những việc sau đây:

Thu thập thông tin cá nhân của anh và vợ, như họ tên, ngày tháng năm sinh; địa chỉ của tất cả những nơi đã sống trên sáu tháng kể từ khi anh và chị 16 tuổi; tổng số thành viên trong gia đình và tuổi tác và của họ; sở thích về ăn uống và hoạt động hàng ngày và cuối tuần và những thói quen thường làm của nhau; những mối quan hệ vợ chồng trước đây và các cột móc thời gian như đã cưới ai và đã ly hôn khi nào với lý do gì, người vợ và chồng trước bây giờ ở đâu, sống với ai, có bằng chứng  cho thấy người bảo lãnh và người vợ/chồng trước có còn sống chung với đương và người bảo lãnh không

Gom góp kiến thức về tình hình tài chánh của nhau, như thu nhập theo mỗi giờ làm việc; mỗi tuần; mỗi tháng và mỗi năm, nhất là số tiền thu nhập theo năm gần nhất mà người bảo lãnh đã khai cùng Bộ Nội Vụ Thuế (IRS); tài sản của nhau như bất động sản và giá trị thị trường và những số tiền còn nợ, động sản như xe hơi và thông tin liên quan như giá trị lúc mua, số tiền phải trả hàng tháng như bảo hiểm và  tiền nợ ngân hàng; và những khoảng chi tiêu hàng tháng như tiền thuê nhà, bảo trợ tài chánh cho các đứa con dưới 18 tuổi (nếu có), công việc là toàn thời gian hoặc bán thời gian, công việc này bắt đầu từ khi nào; công việc trước đó là gì; và tất cả những yếu tố liên quan đến vấn đề tài chánh khác mà anh và vợ có thể liệt kê;

Xây dựng khối bằng chứng về mối quan hệ của mình. Khối bằng chứng này nên được xây dựng từ khi mối quan hệ bắt đầu và cho thấy rằng mối quan hệ đã được tạo dựng dựa trên tình  yêu và không nhằm mục đích tránh luật di trú Hoa Kỳ để giúp đương đơn và những người đi theo định cư tại Mỹ; khối bằng chứng này cũng cần được duy trì liên lỹ để chứng minh mối quan hệ đang xảy ra và sẽ tiếp tục sau khi đương đơn đã được định cư tại Hoa Kỳ.

Cuối cùng là anh và chị cần phải tập cách trả lời những câu hỏi mà LSQ có thể sẽ hỏi anh trong buổi phỏng vấn; 95% tất cả các hồ sơ bảo lãnh đinh cư bị từ chối ở giai đoạn cuối cùng tại LSQ, lý do thường do đương đơn và người bảo lãnh không thể cung cấp các câu trả lời nhất quán và thuyết phục. Chúng tôi hy vọng những thông tin và kiến thức bên trên sẽ giúp anh và vợ hiểu rõ hơn về cách thu thập thông tin, gom góp kiến thức, xây dựng bằng chứng, và chuẩn bị những câu trả lời nhất quán để đạt được giấc mơ đoàn tụ và xây dựng một tương lai mới tại Hoa Kỳ.

  

Hành Xử Theo Phong Cách Mỹ

Khi chúng ta sinh sống, làm việc và học tập tại một đất nước xa lạ thì chúng ta cần tìm hiểu rõ về văn hóa ứng xử ở nơi đấy để có thể nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống nơi đó. Đặc biệt với nước Mỹ, một nước có nền văn hóa phong tục khác hoàn toàn với nước ta. Bài viết xin được chia sẻ các điểm nổi bật nhất về hành xử theo phong cách Mỹ
Ở Mỹ, trong văn hóa tự do và bao dung lại rất tôn trọng tính cá nhân, đối với người Mỹ mà nói, đây mới là “phương thức” để xử lý một vấn đề. Nhập gia tùy tục, các bạn đi Mỹ học cần biết cách hành xử theo văn hóa Mỹ. Hãy tham khảo những nét lớn dưới đây:

Thời gian

Trên thế giới có lẽ không người nước nào xem trọng thời gian hơn người Mỹ. Việc đa số người Mỹ dùng đồng hồ là một minh chứng. “What time is it?” là câu hỏi rất được xem trọng với các bé khi học tiếng Anh. Thông thường, mọi người khi trễ hẹn quá 10 phút  thì phải xin lỗi và có lời giải thích rõ ràng với đối phương. Ở Mỹ, lãng phí thời gian cũng đồng nghĩa với lãng phí tiền bạc, ví như “to spend time,”“to waste time,” “to save time,”và “time is money”. Thời gian chính là tiền bạc! Ở Mỹ nếu các bạn đi học muộn hơn 10 phút mà thấy giáo viên nổi cơn thịnh nộ thì bạn không nên nghĩ đây là việc nhỏ!
Thời gian vô cùng quan trọng với người Mỹ
Thời gian vô cùng quan trọng với người Mỹ

Không gian

Có lẽ người Mỹ xem trọng không gian cá nhân hơn bất cứ người nước nào trên thế giới. Dùng câu “three foot bubble” nổi tiếng để hình dung khoảng cách giữa người với người trong xã hội Mỹ là rất chính xác. Loại văn hóa xem trọng không gian này ảnh hưởng sâu sắc đến những ai sống ở đây. Các bạn nên hiểu câu “I need some space” (tôi cần một chút không gian), hoặc “Give me some space” (cho tôi chút không gian), thực ra chính là “Leave me alone” (để tôi yên) và “I need privacy” (tôi cần sự riêng tư), vì “space” ở đây không chỉ là vấn đề không gian mà thôi.

Công việc

Có lẽ trên thế giới cũng không có nước nào nặng nề về chuyện công việc như người Mỹ. Có thể thấy nước Mỹ là một trong những nước có hiệu suất làm việc cao nhất. Nguy cơ tài chính khiến đa số người Mỹ phải chịu áp lực rất lớn. Do truyền thống của phái Thanh giáo nên người Mỹ đặt công việc lên hàng đầu. Người Mỹ cho rằng một người nỗ lực làm việc và sáng tạo mới là người có giá trị. Bất kể một người giàu có như thế nào họ vẫn không vì thế mà lơ là giá trị này!

Tiền bạc

Cũng có thể nói người Mỹ chi tiêu mạnh bạo nhất thế giới, đây cũng là nguyên nhân của tình trạng nợ quốc gia của Mỹ hiện lên đến hàng ngàn tỷ Đô la. Điều này cũng được thể hiện trong cuộc sống cá nhân của người Mỹ. Thường thì người Mỹ chi tiền nhiều hơn số tiền họ có trong ngân hàng nhiều, với họ chi tiêu vượt mức cho phép là chuyện thường. Các du học sinh ở Mỹ thường cảm thấy người Mỹ sống quá xa xỉ, họ thích gì là có thể mua ngay, và không chỉ mua cho mình mà còn cổ vũ bạn bè cùng mua.
Người Mỹ chi tiêu rất thoáng trong cuộc sống hàng ngày
Người Mỹ chi tiêu rất thoáng trong cuộc sống hàng ngày

Quan hệ giao tế xã hội

Ở Mỹ, trong quan hệ bạn bè muốn giữ được tình hữu nghị là rất khó khăn. Có lẽ nguyên nhân vì người Mỹ đặt quá nặng về công việc nên thiếu thốn thời gian, và họ quá xem trọng không  gian riêng tư cá nhân nên ngại quan hệ bạn bè thân mật. Một số tác phẩm văn học kinh điển của Mỹ mô tả sâu sắc vấn đề này, ví dụ như The great Gatsby (Bản dịch tiếng Việt: Gatsby vĩ đại), The Catcher in the Rye (Bản dịch tiếng Việt: Bắt trẻ đồng xanh)…  Tuy nhiên nếu người Mỹ vượt qua được trở ngại và xây dựng được tình hữu nghị với bạn thì khi đó bạn sẽ không còn gặp khó khăn nếu muốn giữ quan hệ hữu nghị với họ!
Xây dựng mối quan hệ bạn bè ở đây rất khó khăn
Xây dựng mối quan hệ bạn bè ở đây rất khó khăn
Thấu hiểu 5 điểm này trong văn hóa Mỹ, bạn sẽ không phải lo lắng về những khác biệt của người Mỹ khi đến Mỹ học tập hay làm việc.

Những Lí Do Dẫn Tới Hồ Sơ Diện Bảo Lãnh Hôn Thê Sang Mỹ Bị Từ Chối

Hằng năm có rất nhiều bộ hồ sơ diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ được gửi lên Lãnh Sự Quán Mỹ để chờ xét duyệt. Tuy nhiên không phải hồ sơ nào cũng được xét duyệt và gọi đi phỏng vấn. Bài viết xin được chia sẻ các lý do dẫn tới hồ sơ bị từ chối
Hồ sơ diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ bị từ chối ?
Hồ sơ diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ bị từ chối ?

Duyệt hồ sơ và những lý do bị từ chối

Lý do thứ nhất: Tòa lãnh sự nói rằng người hôn thê không biết những dữ kiện căn bản về người hôn phu (tức người bảo lãnh) và cuộc sống của anh ta ở Hoa Kỳ. Có thể cô ta không biết anh ta làm nghề gì, có bao nhiều người sống chung trong một nhà, hoặc lương bổng của anh ta bao nhiêu...

Lý do thứ hai: Người hôn thê (tức người được bảo lãnh) không bàn những dự tính kết hôn trong tương lai. Có thể hai người đợi việc bàn tính kết hôn sau khi hôn thê đến Hoa Kỳ, nhưng nếu thiếu một chương trình kết hôn được bàn tính sẽ không có lợi trong cuộc phỏng vấn.

Lý do thứ ba: Cả hai người nộp 10 tấm thiệp được cho là bằng chứng cụ thể liên lạc trong suốt thời gian ba năm quen biết. Hiển nhiên, các bằng chứng này không đủ để thuyết phục bất cứ ai về một mối quan hệ trong sáng. Một hồ sơ thành công đòi hỏi một số lượng bằng chứng liên lạc đầy đủ qua emails, thư từ, điện thoại ...
Nguyên nhân dẫn tới hồ sơ diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ bị từ chối
Nguyên nhân dẫn tới hồ sơ diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ bị từ chối
Lý do thứ tư: Hình ảnh chụp chung không thể hiện hai người ở chung với nhau quá ba hay bốn ngày. Cả hai chỉ có hình chụp chung với nhau chỉ trong một chuyến về Việt Nam của người bảo lãnh. Không có hình ảnh nào cho thấy hai người làm Lễ Ðính Hôn.

Lý do thứ năm: Không có bằng chứng nào cho thấy người bảo lãnh về thăm Việt Nam nhiều lần hơn để tổ chức Lễ Ðính Hôn. Ðây là điểm yếu nhất của hồ sơ này. Các nhân viên lãnh sự kỳ vọng người bảo lãnh nên về Việt Nam ít nhất hai hoặc ba lần trong một năm để sống với người yêu của họ.

Trong trường hợp kể trên, Tòa Lãnh sự đã quyết định trả hồ sơ bảo lãnh cho sở di trú Hoa Kỳ để "duyệt xét và có thể hủy bỏ". Làm sao đôi tình nhân kể trên có thể tránh kết quả  buồn bã này?

Trong bất cứ hồ sơ di dân nào, điều quan trọng là nên khởi sự với sự hướng dẫn của một văn phòng dịch vụ chuyên nghiệp và uy tín. Văn phòng này có thể đề nghị hai người tạm hoãn việc nộp đơn bảo lãnh cho sở di trú cho đến khi có đủ bằng chứng thể hiện mối quan hệ trong sáng.

Vì Sao Hồ Sơ Diện Bảo Lãnh Diện Gia Đình Luôn Phải Đợi Quá Lâu

Như chúng ta đã biết thì trong tất cả các diện định cư như bảo lãnh hôn thê sang Mỹ, bảo lãnh hôn nhân đồng tính, thì diện bảo lãnh diện gia đình hồ sơ chờ đợi là lâu nhất. Rất nhiều người thắc mắc vì sao diện này lại phải đợi chờ lâu như vậy? Bài viết này xin được trả lời thắc mắc trên.
Bảo lãnh diện gia đình đi Mỹ thời gian chờ đợi lâu nhất trong các diện khác
Bảo lãnh diện gia đình đi Mỹ thời gian chờ đợi lâu nhất trong các diện khác

Các hồ sơ diện gia đình luôn phải đợi rất lâu mới được phê duyệt

Bộ Nội An Hoa Kỳ (U.S. Homeland Security) và Bộ Ngoại Giao (U. S. State Department) vừa giải trình một số thắc mắc liên quan đến thời gian chờ đợi quá lâu, trong các hồ sơ bảo lãnh thân nhân. Chẳng hạn như bảo lãnh diện anh chị em ruột từ Mexico hay Philippines phải đợi trên 22 năm, từ Việt Nam trên 10 năm.

Bộ Nội An cho hay, tại Sở Di Trú Hoa Kỳ, nay hồ sơ tồn đọng (backlogged) đến một con số kinh khủng, là hơn 96,000,000 (96 triệu) hồ sơ. Chỉ riêng trong tháng 11 vừa qua, Sở Di Trú nhận thêm 4.6 triệu hồ sơ bảo lãnh mới. Trong khi đó, ở đầu ra, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ cho phép (quotas) 226,000 người được nhập cư mỗi năm, chia ra cho rất nhiều quốc gia muốn đến định cư tại Hoa Kỳ. Vì như thế, thời gian tiếp tục kéo dài ra. Quotas này không áp dụng cho các diện sau:
  • Con độc thân dưới 21 tuổi (của công dân Hoa Kỳ).
  • Cha/mẹ (của công dân Hoa Kỳ).
  • Vợ/chồng, người phối ngẫu (của công dân Hoa Kỳ). 
Nghĩa là 3 diện bảo lãnh trên được đến Hoa Kỳ không nằm trong giới hạn của Quotas nói trên, và như thế được nhập cư Hoa Kỳ nhanh chóng hơn so với các diện khác. Là cư dân gốc Việt, chúng ta may mắn hơn là thời gian chờ đợi bảo lãnh thân nhân so ra vẫn ngắn hơn rất nhiều so với Trung Quốc, Philippines, Mexico…Tính cho đến tháng 1/2011, thời gian bảo lãnh thân nhân bị Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) kéo dài ra và được xác định như sau: (cho tất cả các nước, ngoại trừ Trung Quốc, Ấn Đô, Mexico, và Philippines)
  • Con độc thân (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 1): 4.5 năm – 5.0 năm
  • Vợ/chồng/cha/mẹ (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 2A): 3 năm
  • Vợ/chồng/phối ngẫu (của người đang có thẻ xanh): 3 năm (thời gian bằng với công dân Hoa Kỳ)
  • Con độc thân (của người đang có thẻ xanh): (diện ưu tiên 2B): 8 – 9 năm
  • Con có gia đình (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 3): 7-8 năm
  • Anh chị em ruột (của công dân Hoa Kỳ): (diện ưu tiên 4): 10 năm
Sở Di Trú giải thích điều này rằng, nay do có quá nhiều hồ sơ bảo lãnh, đầu vô ào ạt, trong khi đầu ra nhỏ giọt, dẫn đến tình trạng hồ sơ bị kéo dài như hiện nay.

Luật Hôn Nhân Đồng Tính Khi Nào Được Việt Nam Công Nhận

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước đã công nhận hôn nhân đồng tính như Mỹ, Hà Lan, Bỉ...nước ta theo xu thế hội nhập với thế giới cùng với nhu cầu bình đẳng giới tính của người dân pháp luật Việt Nam cũng đang xem xét về luật hôn nhân đồng tính.

Kết hôn hay kết đôi dân sự?

LGBT là thuật ngữ dùng để chỉ bốn nhóm người: Đồng tính nữ (Lesbian); Đồng tính nam (Gay); Song tính hay lưỡng tính (Bisexual) và Chuyển giới (Transgender). Giới khoa học cho rằng, LGBT không phải là một căn bệnh, vì vậy không nên tìm cách chữa trị, càng không nên có cái nhìn kỳ thị, xa lánh. Trên thế giới, nhiều cuộc điều tra đã cho các kết quả khác nhau nhưng biến động từ 1% - 9% người ở độ tuổi sinh hoạt tình dục tự nhận họ là người đồng tính và song tính. Ở Việt Nam, chưa có cuộc điều tra chính thống nào nhưng nhiều nhà khoa học đã thừa nhận một tỉ lệ trung bình "an toàn" vào khoảng 3% dân số (tính theo năm 2007 là 55.38 triệu người) thì có khoảng 1.65 triệu người) là LGBT.

Ông Nicholas Booth, Cố vấn chính sách về Pháp quyền và Tiếp cận công lý (Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã khai mạc hội thảo bằng những kinh nghiệm từ cách nhìn nhận của phía LHQ. Ông Nicholas Booth nhấn mạnh: "Tôi đã từng đi rất nhiều quốc gia để truyền đạt tinh thần từ phía LHQ về nhóm người LGBT trong xã hội. Tại cuộc họp tháng 3/2012 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, ngài tổng thư ký cũng đã kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới chấm dứt nạn phân biệt đối xử và bạo lực đối với nhóm này. Không ai khác mà chính những người dị tính như chúng ta phải tích cực trong công cuộc giành lại quyền bình đẳng cho người đồng tính".

Cân nhắc nhưng sẽ là một cánh cửa mở

Hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều chuyên gia có cái nhìn gợi mở, thừa nhận hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, không ít người lo lắng về những bất cập "hậu hôn nhân đồng tính". TS. Nguyễn Phương Lan giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội cho biết: "Ngoài những người đồng tính theo đúng nghĩa (do cấu trúc gen bẩm sinh) còn có những người đồng tính giả (do bị chi phối bởi lối sống, sự đua đòi, bắt chước kiểu sống khác lạ). Khi chúng ta chưa có cơ sở để phân biệt giữa đồng tính thật và đồng tính giả thì chưa thể điều chỉnh luật được. Vẫn biết rằng, con người không có khả năng lựa chọn giới tính của mình khi được sinh ra mà là do bẩm sinh.
TS. Lê Quang Bình phát biểu tại hội thảo
TS. Lê Quang Bình phát biểu tại hội thảo
Những người đồng tính không có lỗi trong xu hướng tình dục của mình. Do đó, họ cần được sự thông cảm giúp đỡ từ gia đình, bạn bè, xã hội, cần có sự bảo vệ của pháp luật về quyền con người tự nhiên của mình. Tuy nhiên, bảo vệ quyền lợi là không ngăn cấm việc sống chung, nhưng không nên thừa nhận hôn nhân".Đồng quan điểm này, bà Trịnh Thị Lê Trâm, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội Luật gia Việt Nam khẳng định: "Việc quan hệ tình dục, sống chung với nhau là quyền của người đồng tính, pháp luật Việt Nam không cấm. Nhưng để tiến tới cho phép họ kết hôn thì còn cần phải cân nhắc. Chúng ta nên học tập quốc tế nhưng cũng phải lưu ý đến phong tục tập quán của riêng mình".

Bà Vũ Minh Hồng (Ban Dân chủ Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỏ ra băn khoăn lo ngại khi trao đổi với PV Người Đưa Tin: "Giả dụ nếu có chấp nhận kết hôn đồng giới, nhận con nuôi là phù hợp lẽ tự nhiên. Vậy thì một đứa trẻ sống trong gia đình của cặp đồng giới sẽ gọi ai là bố, ai là mẹ? Và nếu gọi một phụ nữ là bố hay gọi một người đàn ông là mẹ liệu có phù hợp quy luật tự nhiên hay không?".

TS. Lê Hồng Sơn, Cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, bộ Tư pháp cho rằng: "Dù là bộ phận rất ít trong xã hội nhưng kết hôn đồng giới là nhu cầu tâm tư tình cảm của một bộ phận công dân trong xã hội. Tuy nhiên, để chấp nhận chúng ta phải tính toán đến khá nhiều việc như dư luận xã hội, phong tục tập quán và văn hóa truyền thống. Để có được một quyết sách đúng đắn, các cơ quan Nhà nước phải có nhiều suy tính kỹ lưỡng".