New York - Thành Phố Đông Dân Nhất Hoa Kỳ

Nhắc tới Mỹ nhiều người nghĩ ngay đến thành phố New York mà không phải thủ đô Washington DC. Thành phố này có số dân đông nhất Hoa Kỳ, là đầu tầu về kinh tế của nước Mỹ. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu sơ qua về thành phố này nhé.

Thành phố New York

New York (phiên âm tiếng Việt: Nữu Ước) tên chính thức City of New York, là thành phố đông dân nhất tại Hoa Kỳ và trung tâm của Vùng đô thị New York, một trong những vùng đô thị đông dân nhất trên thế giới. Với vai trò là một thành phố toàn cầu tiên phong, New York có một tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với thương mại, tài chính, văn hóa, thời trang và giải trí toàn cầu. Là nơi Liên Hiệp Quốc đặt tổng hành dinh nên nó cũng là một trung tâm quan trọng về các vấn đề quốc tế. Thành phố thường được gọi là New York City (Thành phố New York) để phân biệt với tiểu bang New York.
New York tập trung đông dân nhất nước Mỹ
New York tập trung đông dân nhất nước Mỹ
Nằm trên một bến cảng thiên nhiên lớn thuộc duyên hải Đại Tây Dương của Đông Bắc Hoa Kỳ, thành phố gồm có năm quận: The Bronx, Brooklyn, Manhattan, Queens, và Đảo Staten. Dân số thành phố được ước tính vào năm 2007 khoảng trên 8,3 triệu người, với một diện tích đất là 789,4 km² (304,8 mi²). Dân số Vùng đô thị New York được ước tính là 18,8 triệu người trên diện tích 17.405 km² (6.720 dặm vuông Anh). Đây cũng là vùng đô thị đông dân nhất Hoa Kỳ. 

New York nổi bật trong số các thành phố Mỹ sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều nhất. Đa số các phương tiện giao thông này hoạt động 24 tiếng mỗi ngày. Năm 2005, có chừng 170 thứ ngôn ngữ được nói trong thành phố và khoảng 36% dân số của thành phố được sinh ra bên ngoài Hoa Kỳ. Thành phố đôi khi còn được gọi là “Thành phố không bao giờ ngủ” hay có những biệt danh khác như “Gotham” và “Quả táo lớn”.
Là trung tâm kinh tế của đất nước Hoa Kỳ
Là trung tâm kinh tế của đất nước Hoa Kỳ
New York được người Hà Lan thành lập như một trạm mậu dịch thương mại vào năm 1624. Vùng định cư này lúc đó từng được gọi là Tân Amsterdam cho đến năm 1664 khi thuộc địa này bị Vương quốc Anh kiểm soát. New York làm thủ đô của Hoa Kỳ từ năm 1785 đến năm 1790. Nó là thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1790.

Nhiều khu dân cư và danh lam thắng cảnh của thành phố trở nên nổi tiếng trên thế giới. Tượng Nữ thần Tự do đã chào đón hàng triệu di dân khi họ đến Mỹ vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Phố Wall, trong vùng Hạ Manhattan, là một trung tâm tài chính quốc tế bề thế kể từ Đệ nhị Thế chiến và là nơi có Thị trường Chứng khoán New York. Thành phố cũng là nơi có nhiều tòa nhà nằm trong số những tòa nhà cao nhất trên thế giới, trong đó có Tòa nhà Empire State và tháp đôi của cựu Trung tâm Thương mại Thế giới.

New York là nơi sản sinh ra nhiều phong trào văn hóa trong số đó có Phục hưng Harlem thuộc lĩnh vực văn chương và mỹ thuật, chủ nghĩa trừu tượng biểu hiện thuộc lĩnh vực hội họa, và hip hop, punk, salsa, disco và Tin Pan Alley thuộc lĩnh vực âm nhạc. Thành phố còn là một trung tâm của nghệ thuật sân khấu, nơi có nhà hát Broadway.

Các Câu Hỏi Thường Gặp Trong Diện Bảo Lãnh Gia Đình

Số lượng người Mỹ gốc Việt hiện đang sinh sống tại nước Mỹ chiếm số lượng lớn, chính vì vậy nhu cầu về bảo lãnh người thân trong gia đình qua Mỹ định cư tăng dần theo thời gian. Trong quá trình làm thủ tục hồ sơ, có những điều chúng ta không hiểu rõ khiến cho quá trình hoàn tất thủ tục thêm khó khăn. Bài viết sau đây xin được chia sẻ những thắc mắc và các câu trả lời về xin visa diện bảo lãnh gia đình để mọi người có thể cùng nhau tham khảo.
Bảo lãnh đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình
Bảo lãnh đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình

Thời gian chờ đợi để được phỏng vấn đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình?

Công dân hoặc thường trú Nhân tại mỹ có quyền bảo lãnh người thân sang Mỹ định cư và thời gian chờ đợi để được tham gia buổi phỏng vấn đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh đi Mỹ. Đối với hai loại visa đi mỹ được đề cập dưới đây thì sẽ tương ứng với thời gian đợi phỏng vấn đi Mỹ khác nhau:
  • Visa không giới hạn về số lượng như: Visa bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng, cha mẹ, con cái (dưới 21 tuổi, chưa kết hôn) của công dân Mỹ. Thời gian đợi để được tham gia buổi phỏng vấn đi Mỹ diện đoàn tụ gian đình là khoảng tư 9-12 tháng tính từ thời điểm người bảo lãnh đi Mỹ nộp hồ sơ tại sở Di Trú Mỹ.
  • Visa giới hạn về số lượng: Đó là các loại Visa F1, F2a, F2B, F3, F4. Trong trường hợp số lượng đơn xin cấp Visa định cư Mỹ nhiều hơn số visa được phép cấp trong năm thì sẽ có một vài trường hợp người được bảo lãnh đi Mỹ phải chờ để tham gia phỏng vấn. Ngày người bảo lãnh làm hồ sơ được gọi là ‘’ngày ưu tiên’’, người được bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình chỉ được cấp visa khi đến ‘’ ngày ưu tiên’’.

Điều gì xảy ra nếu người bảo lãnh đi Mỹ qua đời sau khi người được bảo lãnh đã nhập cảnh Mỹ?

Việc những đương đơn đi kèm hội đủ tiêu chuẩn hay không để xin qua Mỹ với đương đơn chính đã trở thành thường trú nhân dựa trên qui chế thường trú nhân hợp pháp của đương đơn chính chứ không dựa trên tình trạng của người bảo lãnh. Nếu người bảo lãnh đi Mỹ qua đời sau khi đối tượng được bảo lãnh đi Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình đã trở thành thường trú nhân Mỹ  và có một hay những đương đơn phụ làm đơn xin quan mỹ với người đó, thì những đương đơn phụ vẫn được duy trì tiêu chuẩn để qua Mỹ với đương đơn chính

Một số lưu ý khi nộp hồ sơ phỏng vấn bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng ?

Việc xin thị thực dạng Vợ chồng/ Hôn thê ở Việt Nam hiện nay khó hơn các nước khác, số lượng các hồ sơ bị từ chối là rất nhiều vì thế cần chú ý để có thể đáp ứng được yêu cầu từ phía Lãnh sự quán.
Việc xin Visa định cư Mỹ diện vợ chồng ở Việt Nam hiện nay khó khăn hơn so với ở các nước khác, số lượng các hồ sơ Visa đi mỹ diện vợ chồng bị từ chối là rất nhiều, do đó, chúng ta cần quan tâm đến các lưu ý sau đây:
  1. Nắm rõ thông tin các thông tin cá nhân của người bảo lãnh đi Mỹ : tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, lần đầu tiên cầu hôn, nơi gặp nhau đầu tiên
  2. Hình ảnh nộp làm bằng chứng quan hệ vợ chồng giữa hai đối tượng phải rõ ràng và nên sắp theo thứ tự và hình cần cung cấp nhiều khoảng thời gian khác nhau
  3. Nếu có nộp hình đám cưới của hai người thì cũng cần có sự tham dự của một số khách nước ngoài để tăng độ tin cậy.
  4. Hình chụp nên chụp để có thể thấy được khung cảnh phía sau, địa điểm chụp thì nên thay đổi có thể là Nhà thờ Đức Bà, Dinh Độc lập, Nhà hát Thành phố
  5. Có hình chụp chung với các thành viên trong gia đình.
  6. Cần giữ lại các hóa đơn điện thoại, lịch sử các cuộc gọi giữa hai người, nếu có thư từ thì nên gửi giấy biên nhận thư từ có mộc của bưu điện.

Các giấy tờ cá nhân cần chuẩn bị cho buổi phỏng vấn đi Mỹ diện đoàn tụ gia đình

Tất cả những giấy tờ không bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt  cần phải được đính kèm bản dịch tiếng Anh có công chứng ghi rõ “Bản dịch chính xác” và do “văn phòng/người có chức năng dịch thuật” thực hiện. Trong một số trường hợp đặc biệt, một số giấy tờ bằng tiếng Việt cũng có thể được yêu cầu dịch sang tiếng Anh.

Điều kiện để bảo lãnh định cư Mỹ theo theo diện con nuôi?

Định cư Mỹ theo diện con nuôi
Định cư Mỹ theo diện con nuôi
Các điều kiện để được bảo lãnh định cư Mỹ theo diện con nuôi
  1. Người con nuôi phải dưới quyền giám hộ của cha hoặc mẹ nuôi đủ 2 năm.
  2. Người con nuôi phải ở chung nhà với cha hoặc mẹ nuôi đủ 2 năm và sự ở chung nhà có thể xảy ra trước khi hoặc sau khi được nhận làm con nuôi.
  3. Người con nuôi phải được nhận nuôi trước 16 tuổi và phải có giấy tờ hợp pháp tại nơi mà người con nuôi được nhận.


Những Lỗi Thường Mắc Phải Khi Làm Hồ Sơ Diện Hôn Phu/Hôn Thê

Định cư Mỹ theo diện hôn phu/hôn thê được mọi người đánh giá là dễ dàng hơn so với các diện khác. Tuy là dễ hơn nhưng tỷ lệ hồ sơ rớt cũng rất cao nếu quý khách không hiểu rõ các quy định mà Lãnh Sự Quán Mỹ đưa ra. Trong quá trình tư vấn bảo lãnh định cư Mỹ, Việt Uy Tín đã đúc kết ra những lỗi quý khách thường mắc phải khi mở hồ sơ làm visa định cư.

Những lỗi hay mắc phải khi làm hồ sơ diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ

Bảo lãnh diện hôn phu, hôn thê đã có những trường hợp thành công nhưng cũng có rất nhiều cặp không gặp thuận lợi trong tiến trình xin visa. Sai lầm thường hay gặp là gì và làm sao để có thể vượt qua hoặc tránh được các vấn đề đó trong khi làm hồ sơ chính là câu hỏi của đa số các đương đơn diện hôn phu/hôn thê khi đến với Việt Uy Tín

Bảo lãnh diện hôn phu/ hôn thê sẽ rút ngắn thời gian xét duyệt và được phỏng vấn nhanh hơn so với diện vợ chồng. Đây là suy nghĩ của nhiều người khi quyết định mở hồ sơ theo diện hôn phu/ hôn thê. Nhưng thực tế có thật đúng như vậy?

Câu trả lời là thời gian giải quyết hồ sơ của Sở Di Trú và Trung tâm Chiếu Kháng Quốc Gia cho 2 diện này tương đương nhau. Hồ sơ sẽ lần lượt được xem xét mà không dành ưu tiên cho diện nào. Các giấy tờ của diện hôn phu/ hôn thê sẽ đơn giản hơn diện vợ/ chồng. Tất nhiên đó là điều chính xác. Vì trước khi nộp hồ sơ bảo lãnh vợ/ chồng, 2 người phải tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn và tổ chức đám cưới. Quá trình này phải thực hiện qua nhiều bước từ Mỹ đến Việt Nam. Còn diện hôn phu/ hôn thê chỉ cần làm lễ đính hôn. Nhưng lúc xét duyệt thì trường hơp vợ chồng sẽ thuận lợi về vài việc như bằng chứng về mối quan hệ của  người sẽ dễ thuyết phục hơn.

Bằng chứng về mối quan hệ quá ít. Hai người ở hai nơi quá cách xa nhau về mặt địa lý. Yệu cầu công việc và thu nhập làm họ không thể thường xuyên ở cùng nhau. Số lượng ảnh 2 người chụp chung không nhiều và không thuyết phục để chứng minh cho mối quan hệ thật. Để bổ sung cho thiếu sót này, bạn nên thu thập càng nhiều càng tốt những thư từ, email, quà tặng, hóa đơn điện thoại…Bạn cần chứng minh cho nhân viên Lãnh Sự Quán (LSQ) biết rằng, mối quan hệ của hai bạn là trong sạch và không vì mục đích vụ lợi.
Các lỗi thường mắc phải khi làm hồ sơ diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ
Các lỗi thường mắc phải khi làm hồ sơ diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ
“Đặt chân đến Mỹ thì sẽ bàn đến việc kết hôn”. Bạn sẽ bị mất điểm hoàn toàn với câu trả lời này trước viên chức LSQ khi được hỏi đến kế hoạch kết hôn. Theo quy định hôn phu – hôn thê phải kết sau sau khi dến Mỹ 90 ngày. Thời gian này sẽ là khá ít nếu bạn vừa phải thích nghi với môi trường sống vừa phải lên kế tổ chức kết hôn. Bạn phải xây dựng ngay chương trình tổ chức kết hôn ngay khi còn ở Việt Nam. Lên kế hoạch cụ thể và rõ ràng nhất cho kế hoạch xây dựng mái ấm của hai bạn sau khi đến Mỹ.

Tuy chưa phải là vợ chồng nhưng đã có thời gian tìm hiểu, yêu nhau thì các thông tin cơ bản và cuộc sống của hai người phải được cả hai nắm chắc. Nghề nghiệp, nhà cửa, gia đình, lương bổng…của người bảo lãnh thì đương đơn phải biết

Những điều nêu trên là những lỗi hay mắc phải của các cặp đôi muốn làm hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu/ hôn thê. Tuy nhiên, mỗi cặp sẽ có những hoàn cảnh khác nhau nên có các phương án giải quyết phù hợp. Việt Uy Tín sẽ luôn đồng hành giúp bạn tháo gỡ vướng mắc để hồ sơ của bạn trót lọt qua cửa xét duyệt.u xem xét của Sở di trú.

Làm Sao Để Có Thể Bảo Lãnh Người Yêu Đồng Tính Ở Việt Nam Qua Mỹ Định Cư

Khi chính phủ Mỹ quyết định đồng ý cho những người đồng tính lấy nhau thì đã mở ra con đường định cư tại Mỹ cho những người đồng tính tại Việt Nam. Vậy làm sao để có thể bảo lãnh người yêu đồng tính ở Việt Nam qua Mỹ.

Làm sao để bảo lãnh người yêu đồng tính ở Việt Nam?

Theo quy định của Luật Di Trú Hoa Kỳ, một công dân Mỹ trên 21 tuổi được bảo lãnh: Vợ/ Chồng, hôn phu hôn thê, con cái, cha mẹ, hoặc anh chị em… Hoặc một thường trú nhân trên 21 tuổi có thể đứng ra thực hiện thủ tục bảo lãnh cho nhân thân, bao gồm: Vợ/ Chồng, Con cái, … Vậy trường hợp bảo lãnh người yêu đồng giới sang Mỹ thì sẽ như thế nào?

Vừa qua, Tòa án tối cao Mỹ tuyên bố Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân (Defense of Marriage Act – DOMA) xác lập lại hôn nhân là sự kết hợp giữa 2 cá thể. Chính động thái này đã mở ra một hướng đi mới cho các cặp đôi đồng tính có mong muốn kết hôn và sinh sống tại Mỹ. Theo Hiến pháp của Mỹ, những người đồng giới được đăng ký kết hôn và hưởng mọi quyền lợi hợp pháp về hôn nhân như những cặp đôi bình thường khác như: quyền thừa kế, phúc lợi về tiền thuế, y tế, trợ cấp thất nghiệp... Tuy nhiên, tại thời điểm hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có công văn chính thức nào công nhận hay phản đối hôn nhân đồng giới. Do đó, không thể đăng ký kết hôn đồng giới tại Việt Nam và cũng không thể tiến hành làm thủ tục xin bảo lãnh người yêu đồng tính theo diện vợ/ chồng sang Mỹ được.

Cho nên nhiều cặp đôi đồng giới tại Việt Nam đã thu xếp để xin visa du lịch hoặc du học đến Mỹ, sau đó sẽ tiến hành kết hôn tại tòa án thành phố hoặc văn phòng chính phủ có trách nhiệm và thẩm quyền tại địa phương. Sau khi hoàn tất việc kết hôn thì họ quay về Việt Nam và chờ đợi làm thủ tục duyệt xét visa của Lãnh Sự Quán Mỹ. Nhưng với cách làm trên sẽ gặp những khó khăn vì xét duyệt visa du lịch hoặc du học Mỹ đòi hỏi điều kiện nhất định. Nên đối với người bảo lãnh đã có quốc tịch Mỹ thì cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bảo lãnh diện hôn phu/ hôn thê.

Bảo lãnh người yêu đồng tính ở Việt Nam sang Mỹ định cư
Bảo lãnh người yêu đồng tính ở Việt Nam sang Mỹ định cư
Cũng như hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu/ hôn thê, hồ sơ bảo lãnh người yêu đồng giới tại Việt Nam cũng được thực hiện qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị bằng chứng và hồ sơ giấy tờ, điền các mẫu form của chính phủ (I-130/I-129F, G325..) sau khi USCIS chấp thuận hồ sơ sẽ chuyển về NVC.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này sẽ không nộp thêm bất kỳ giấy tờ gì cho cơ quan chính phủ. Nhưng tất cả thông tin bằng chứng sẽ đem theo lúc phỏng vấn tại LSQ.
  • Giai đoạn 3: Sau khi về Việt Nam sẽ nhận được các yêu cầu khác và hoàn tất thêm một số mẫu đơn của chính phủ. Đương đơn sẽ chủ động đặt lịch phỏng vấn với lãnh sự quán. Người được bảo lãnh sẽ khám sức khỏe, luyện phỏng vấn cũng như chuẩn bị danh sách giấy tờ để phỏng vấn. Sau khi hoàn tất và được cấp visa đến Mỹ thì sẽ nộp đơn tiến hành xin thẻ xanh (Thường trú nhân).
Hồ sơ bảo lãnh hôn nhân đồng giới, đối với giới chức chính phủ tuy là mới nhưng mọi việc vẫn sẽ được đảm bảo theo đúng quy định mà nước Mỹ đã ban hành. Và diện hồ sơ này cũng như những hồ sơ bình thường khác quan trọng nhất vẫn là “Chứng minh mối quan hệ là thật”.

Thủ Đô Nước Mỹ Là Thành Phố Nào?

Nhắc tới nước Mỹ, người Việt thường nghĩ ngay đến New York, thành phố tuyệt vời nhất trên hành tinh, nghĩ tới California, Texas các bang có số đông người Việt sinh sống tại đây. Nhưng thật bất ngờ khi ít người biết đến thủ đô nước Mỹ là ở đâu?
Toàn nhà quốc hội nước Mỹ
Toàn nhà quốc hội nước Mỹ

Thủ đô nước Mỹ Washington DC

Không xa hoa, không mỹ lệ cũng chẳng sầm uất nhưng Washington DC lại là thủ đô Mỹ, là “Trái tim” của xứ sở Cờ Hoa. Nhiều người thắc mắc tại sao lại có sự chọn lựa này? Washington Dc là thủ đô của nước Mỹ từ năm 1790, tên thủ đô được đặt theo tên của tổng thống đầu tiên của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Cũng chính vị tổng thống đầy quyền năng này đã chọn Washington DC làm “đầu não” của nước Mỹ. Có rất nhiều thắc mắc sao không chọn New York – một thành phố nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng tới thế giới làm trung tâm của xứ sở Cờ Hoa.
Đài tưởng niệm nổi tiếng của Mỹ và thế giới
Đài tưởng niệm nổi tiếng của Mỹ và thế giới
Tổng thống Washington DC lúc đương quyền đã chọn thành phố rộng 100 dặm vuông này làm thủ đô của Mỹ, với diện tích khiêm tốn này thì Washington Dc là thành phố không lớn lắm nhưng nó lại là vùng đất tốt bởi vì độ sâu của sông Potomac đủ để tàu bè cập sát thành phố. Nhờ vị trí thuận lợi nên việc giao thương buôn bán cũng được phát triển. Để thành phố trẻ Washington phát triển hơn nữa, tổng thống và chính quyền Mỹ đã quyết định cử kiến trúc sư người Pháp thiết kế thành phố thành một thủ đô bề thế, khang trang hơn với đường xá rộng rãi rợp bóng cây râm mát, còn các tòa nhà chính phủ– nơi làm việc của nội các trở nên lộng lẫy và uy nghi hơn. Các tấm bia kỷ niệm vĩ nhân cũng được chú trọng điêu khắc...tất cả làm nên một diện mạo hoàn toàn mới mẻ, hứa hẹn phát triển trong tương lai.

Trải qua quá trình hình thành còn non trẻ, thành phố mang tên vị tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ đã hiện đại trong thế kỷ XXI với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu mát mẻ, các công trình kỳ vĩ…Ngày nay, thủ đô Mỹ vẫn là Washington cho dù rất nhiều năm đã trôi qua. Thành phố thủ đô của hiện tại có khí hậu nửa nhiệt đới, ẩm ướt với 4 mùa xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Khí hậu nhìn chung rất ôn hòa thích hợp để đến thăm quan, ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm.
Căn nhà đặc biệt dàng cho tổng thống và gia đình ông ở trong nhiệm kỳ của mình
Căn nhà đặc biệt dàng cho tổng thống và gia đình ông ở trong nhiệm kỳ của mình
Đến với thủ đô nước Mỹ hôm nay, bạn sẽ được chiêm ngắm không gian xanh mát rợp bóng cây và hoa, nhất là khi xuân đến, những cành Anh Đào – món quà của tình hữu nghị Nhật –Mỹ nở bung, tươi mới và tràn đầy sức sống hệt như thanh xuân của con người. Rảo bước vào trung tâm thủ đô của Mỹ, bạn sẽ thấy các bức tượng đài cao lớn, thể hiện sức mạnh và phong cách kiến trúc độc đáo của “trái tim” xứ Cờ Hoa. Đó là điện Capitol đồ sộ là nơi họp của Quốc Hội và Thượng Nghị Viện. Trong hơn 2 thế kỷ qua, điện Capitol vẫn đứng sừng sững làm duyên cho thủ đô của Mỹ, một thủ đô bề thế, tên tuổi vang xa trên toàn thế giới.

Tuy nhiên công trình được quan tâm hàng đầu tại thủ đô của Mỹ đó chính là Nhà Trắng hay cò gọi là dinh thự của Tổng Thống. Nhà Trắng từ nhiều thế kỷ qua là nơi người quyền lực nhất nước Mỹ sinh sống và làm việc.

Định Cư Tại Mỹ Theo Diện Hôn Nhân Đồng Tính

Nước Mỹ đã công nhận hôn nhân đồng tính, do đó con đường định cư tại Mỹ đối với những người đồng tính không còn xa vời nữa. Giờ đây họ có thể đến Mỹ theo diện bảo lãnh hôn thê sang Mỹ định cư tại những bang công nhận hôn nhân đồng tính.
Những người đồng tính đã có thể kết hôn và sinh sống tại Mỹ
Những người đồng tính đã có thể kết hôn và sinh sống tại Mỹ

Người đồng tính đi Mỹ theo diện kết hôn

Hồi giữa tháng 5, Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP HCM công bố đã cấp visa cho 10 trường hợp người đồng tính sang Mỹ định cư. Đại diện cấp cao của Lãnh sự quán Mỹ, David R. McCawley nói rằng vì luật pháp Việt Nam chưa công nhận hôn nhân đồng giới nên các đôi đồng tính sau khi được cấp visa sang Mỹ theo diện hôn phu – hôn thê có thể kết hôn ở một trong những bang đã thừa nhận hôn nhân đồng tính. Đám cưới phải được tổ chức trong vòng 90 ngày để từ khi đến Mỹ.

Diễn biến mới này được nhiều đôi lứa đồng tính mừng rỡ chào đón và tính đến chuyện bảo lãnh nhau sang Mỹ kết hôn. Đang chờ để được tư vấn thủ tục pháp lý xin cấp visa sang Mỹ, anh Kiên (28 tuổi, đang sống ở quận 3, TP HCM), cho biết anh từng kỳ vọng hôn nhân đồng tính sẽ được pháp luật Việt Nam chấp nhận. Khi đó, anh sẽ tổ chức đám cưới và đăng ký kết hôn với người yêu Việt kiều Mỹ. Song biết mọi khả năng dường như đã khép lại khi dự thảo sửa đổi Luật Hôn nhân Gia đình không đề cập đến hôn nhân đồng giới, anh hụt hẫng và tính đến việc sang Mỹ để được kết hôn với bạn trai.

“Tôi đã bàn bạc với bạn trai ở Mỹ, chúng tôi đi đến quyết định kết hôn và chung sống với nhau. Đây là ước muốn của chúng tôi từ rất lâu. Hè này, anh ấy sẽ về Việt Nam để cùng tôi hoàn tất thủ tục xin visa. Tôi thực sự mong thời gian trôi thật mau để chúng tôi có thể nắm tay nhau đến lễ đường”, Kiên nói.
Các cặp đôi đồng tính giờ đây đã có thể sống hạnh phúc bên nhau tại Mỹ
Các cặp đôi đồng tính giờ đây đã có thể sống hạnh phúc bên nhau tại Mỹ
Còn anh Bảo sao một thời gian dài sống và công tác ở đất nước nữ thần Tự do, đã tìm được một người yêu đồng tính bản xứ. Hai người cũng quyết định kết hôn với nhau. Tháng trước, họ đã tổ chức đám cưới linh đình ở Mỹ trong sự ủng hộ của người thân và bạn bè, mặc dù trước đó bố mẹ anh luôn cấm cản.

Bảo không ngần ngại khi chia sẻ những tấm hình kỷ niệm của hai người cũng như bộ ảnh cưới. Anh bộc bạch: “Với sự cởi mở của quy định cấp visa qua Mỹ như hiện nay, tôi hy vọng nhiều bạn trẻ đồng tính Việt Nam sẽ có cơ hội tìm được hạnh phúc”.

Các Bước Xin Visa Định Cư Theo Diện Gia Đình

Theo tính chất lịch sử của nước ta thì hiện nay có một số lượng lớn người Việt đang sinh sống tại Mỹ. Do đó nhu cầu về đưa người thân, họ hàng từ Việt Nam sang Mỹ định cư mỗi lúc một tăng lên. Chúng tôi xin chia sẻ các bạn các bước khi xin visa theo diện gia đình.
Xin visa định cư diện gia đình
Xin visa định cư diện gia đình

Tổng quan và thủ tục pháp lý định cư Mỹ

Người thường trú hợp pháp (tức người đã có “thẻ xanh”, sau đây gọi tắt là thường trú nhân) là kiều dân ngước ngoài được cấp đặc quyền sống và làm việc lâu dài ở Mỹ. Nếu quý vị muốn trở thành thường trú nhân Mỹ dựa trên cơ sở là người thân của công dân hoặc thường trú nhân Mỹ, quý vị phải đi qua nhiều bước thủ tục pháp lý.

Điều kiện

Nếu người bảo lãnh là công dân Mỹ (tức đã nhập tịch), họ có thể làm đơn xin bảo lãnh người thân ở nước ngoài sau đây để nhập cư tới Mỹ:
  • Chồng hay vợ
  • Con chưa kết hôn dưới 21 tuổi
  • Con cái chưa kết hôn trên 21 tuổi
  • Con cái đã kết hôn ở bất kỳ độ tuổi nào
  • Anh chị em, nếu người bảo lãnh ít nhất 21 tuổi, hay
  • Cha mẹ, nếu người bảo lãnh ít nhất 21 tuổi.
Nếu người bảo lãnh là thường trú nhân (có “thẻ xanh”), họ có thể làm đơn bảo lãnh người thân ở nước ngoài sau đây để nhập cư tới Mỹ:
  • Chồng hay vợ, hay
  • Con cái chưa kết hôn ở bất kỳ độ tuổi nào.
Trong mọi trường hợp, người bảo lãnh phải có khả năng cung cấp chứng cứ về mối quan hệ.

Các loại hình ưu tiên

Nếu quý vị muốn nhập cư Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, quý vị phải có số visa nhập cư được dựa trên loại ưu tiên phù hợp với quý vị.

Những người xin nhập cư được chia theo các loại theo hệ thống ưu tiên. Người thân gần gũi với công dân Mỹ, gồm cha mẹ, người hôn phối và trẻ em chưa kết hôn dưới 21 tuổi, không phải chờ số visa nhập cư vì nó sẵn có ngay khi đơn xin cấp visa được Bộ Di Trú Mỹ chấp thuận. Số visa nhập cư sẽ có sẵn tức thì. Người thân còn lại phải chờ số visa nhập cư có sẵn theo những ưu tiên sau:
  • Ưu tiên thứ nhất: Con cái chưa kết hôn từ 21 tuổi trở lên của công dân Mỹ;
  • Ưu tiên thứ hai: Vợ/chồng và của thường trú nhân Mỹ và con cái chưa kết hôn (dưới 21 tuổi) của người xin nhập cư; con cái chưa kết hôn của thường trú nhân Mỹ;
  • Ưu tiên thứ ba: Con cái đã kết hôn của công dân Mỹ;
  • Ưu tiên thứ tư: Anh chị em của công dân Mỹ.
Ngay khi Bộ Di Trú Mỹ nhận được đơn xin cấp visa của quý vị, họ sẽ chấp thuận hay từ chối. Bộ Di Trú sẽ thông báo cho người nộp đơn một khi đơn xin được chấp thuận. Bộ Di Trú sau đó sẽ gửi đơn xin cấp visa đã được chấp thuận tới Bộ Trung Tâm Cấp Visa Quốc Gia (National Visa Center). Đơn xin của quý vị sẽ được giữ lại tại trung tâm để xếp hàng chờ số visa. Trung tâm sẽ thông báo cho quý vị khi nhận được đơn xin visa và thông báo lần nữa khi số visa nhập cư đến lượt quý vị. Quý vị không cần liên hệ trung tâm Cấp Visa Quốc Gia, nếu quý vị không thay đổi địa chỉ hay có sự thay đổi hoàn cảnh cá nhân, hay người bảo lãnh có những thay đổi ảnh hưởng đến điều kiện xin visa nhập cư. (vd: khi đương đơn bước qua tuổi 21, đã kết hôn, ly dị, hay cái chết của vợ/chồng v.v…)

Visa Bảo Lãnh Vợ Chồng Đi Mỹ - Các Giấy Tờ Cần Chuẩn Bị Phần 2

Tiếp theo phần 1 - các giấy tờ cần chuẩn bị khi làm visa bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ, chúng tôi xin tiếp tục chia sẻ tới mọi người quá trình chuẩn bị hồ sơ.

Gửi tiền. 

Nếu bạn không có tài khoản chung vì lý do diện vợ chồng sống xa nhau, bạn có thể hỗ trợ tài chánh cho người vợ hoặc chồng của bạn như nhiều người khác đã từng làm chuyện đó. Thay vì gửi tiền mặt, bạn nên gửi tiền dưới dạng có thể dùng làm bằng chứng. Western Union, MoneyGram, và chuyển tiền bằng điện báo ngân hàng là những cách tốt để gửi tiền vì bạn sẽ biên nhận với tên họ người gửi và tên họ người nhận. Những cách đó mặc dù tốt nhưng có thể đắt tiền. Bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mở tài khoản cùng ngân hàng với vợ hoặc chồng. Có những ngân hàng không thu lệ phí hoặc thu lệ phí thấp khi bạn chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau của những khách hàng khác nhau trong cùng hệ thống ngân hàng. Khi bạn gửi tiền, bạn nên ghi chú mục đích như “Tiền để ăn Tết”. Điều này có thể có ích cho bạn.

Đi du ngoạn chung. 

Chứng minh rằng bạn đi du lịch hay nghỉ phép chung với người vợ, người chồng của bạn là một cách rất tốt để chứng minh quan hệ thật. Bạn nên lưu giữ vé máy bay, giấy đặt phòng/đăng ký phòng/hóa đơn khách sạn có tên của hai người, hình ảnh, và dấu hộ chiếu (nếu bạn đi du lịch ở nước ngoài).

Gặp bố mẹ của vợ hoặc chồng mình

Nếu bạn chưa gặp bố mẹ của vợ hoặc chồng thì bạn hãy cố gắng gặp họ. Hãy chứng minh những cuộc đi chơi và hãy chụp hình chung. Nếu bạn không thể gặp mặt họ thì hãy cố gắng liên lạc với họ bằng điện thoại (chứng minh những cuộc gọi), thư từ (như cố gắng gửi cho họ thiệp chúc sinh nhật hoặc thiệp Giáng Sinh), hoặc bằng Internet (tin nhắn nhanh hoặc tin nhắn văn bản).
Gặp bố mẹ vợ/chồng là bằng chứng cần thiết để gửi cho Lãnh Sự Quán
Gặp bố mẹ vợ/chồng là bằng chứng cần thiết để gửi cho Lãnh Sự Quán

Trang bị tập ảnh (album) của bạn. 

Hãy xếp theo thứ tự thời gian những hình ản trong suốt quá trình quan hệ, kể từ lúc hai người gặp mặt nhau cho đến bây giờ. Không nên chỉ có ra những tấm hình chỉ có hai người mà phải có cả những tấm hình chụp với bạn bè và gia đình của hai người. Bạn nên dùng những máy chụp hình ghi ngày tự động. Bạn nên ghi trên từng tấm hình chú thích về duyên cớ, nơi và ngày chụp hình cùng tên và quan hệ của những người trong hình. Khi đi chơi chụp hình, bạn nên mặc những bộ quần áo khác nhau mặc dù bạn chỉ thích nhất một hai bộ mà thôi. Nếu bạn chỉ mặc một hai bộ khi đi chơi chụp hình, nhất là nếu máy chụp hình không ghi ngày, nhân viên di trú hoặc nhân viên lãnh sự sẽ nghĩ rằng hai người chỉ đi chơi chung có một vài lần mà thôi.
Lưu trữ nhiều tấm hình 2 vợ chồng đi chơi với nhau
Lưu trữ nhiều tấm hình 2 vợ chồng đi chơi với nhau
Tuy nhiên xin bạn lưu ý rằng Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) sẽ không trả lại bất cứ hình ảnh nào. Do đó, bạn nên lưu lại những tấm hình của bạn.

Báo cho chỗ làm của bạn biết. 

Thông thường, chỗ làm của bạn muốn biết thông tin về họ hàng hoặc bạn bè của bạn là người mà họ có thể liên lạc khi có chuyện khẩn cấp hay/và là người thừa hưởng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ hay sức khỏe của chỗ làm. Hãy cho họ tên họ của vợ hoặc chồng bạn.

Dĩ nhiên là có một vài quan hệ dễ chứng minh hơn những quan hệ khác. Ở một thái cực này, bạn sẽ dễ chứng minh trường hợp của bạn nếu bạn tổ chức đám cưới với hàng trăm khách mời,có con chung, có bất động sản hoặc tài khoản ngân hàng đứng tên chung và khai thuế chung. Ở một thái cực khác, bạn sẽ khó chứng minh trường hợp của bạn nếu bạn là người hôn thê hôn phu chỉ gặp mặt nhau có một hoặc hai lần (hay là một cặp vợ chồng có kết hôn sống xa nhau), nếu bạn không nói lưu loát tiếng của người kia, nếu quá trình văn hóa khác nhau, nếu bạn có nhiều cuộc hôn nhân trước, và tuổi của hai người cách nhau nhiều thập niên. Đa số trường hợp nằm ở giữa.


Visa Bảo Lãnh Vợ Chồng Đi Mỹ - Các Giấy Tờ Cần Chuẩn Bị Phần 1

Khi nước ta hội nhập với thế giới thì có rất nhiều người nước ngoài đã vào nước ta làm việc sinh sống và ngược lại người dân nước ta cũng đi các nơi khác để phát triển. Đặc biệt là Mỹ, nơi có rất đông cộng đồng người Việt đang sinh sống tại đây. Chính vì thế đã có rất nhiều người ở Mỹ muốn quay lại bảo lãnh người thâ, người yêu, vợ chồng của mình qua Mỹ sinh sống cùng. Bài viết này xin được chia sẻ tới mọi người về việc chuẩn bị các giấy tờ khi làm visa bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ.

Mở một tài khoản ngân hàng chung

Có một vài quốc gia mà bạn không thể mở tài khoản ngân hàng chung. Trong một vài trường hợp, bạn có thể mở tài khoản chung ở Mỹ nếu cung cấp được cho ngân hàng những giấy tờ nhận dạng. Tốt nhất là cả hai người sử dụng tài khoản chung đó để đặt tiền vào và rút tiền ra.
Vợ chồng cần có 1 tài khoản ngân hàng chung
Vợ chồng cần có 1 tài khoản ngân hàng chung

Làm đơn xin thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ chung

Tài chánh chung là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà nhân viên lãnh sự hoặc nhân viên di trú xem xét khi quyết định hôn nhân thật hay giả.

Thêm tên trên hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nếu bạn có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thì bạn hãy thêm tên của người thừa hưởng là người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn. Tương tự như vậy, nếu bạn có di chúc thì bạn hãy sửa lại di chúc của bạn để thêm tên của người hôn thê hôn phu hoặc người phối ngẫu của bạn là người thừa hưởng di chúc.

Sửa đổi hợp đồng thuê nhà

Nếu hai người sống chung mà chỉ có một người có tên trong tờ hợp đồng thuê nhà thì bạn yêu cầu chủ nhà sửa đổi hợp đồng thuê nhà để thêm tên của người kia. Ngoài ra, bạn cũng nên thâu lượm thêm những bằng chứng khác chứng minh hai người ở chung với nhau, như biên lai mướn nhà có tên của cả hai người trên đó, bằng lái x echo thấy địa chỉ chung, và thư từ gửi về địa chỉ đó cho người này hoặc người kia.
Hợp đồng thuê nhà cần có tên của 2 vợ chồng
Hợp đồng thuê nhà cần có tên của 2 vợ chồng

Giấy tờ điện thoại

Hãy chứng minh rằng hai người gọi điện thoại cho nhau, nhất là khi sống xa nhau. Điều này dễ thực hiện nếu bạn có hóa đơn điện thoại với chi tiết những cuộc gọi. Không nên sử dụng thẻ điện thoại vì chúng không cò chi tiết những cuộc gọi. Một phương pháp rẻ tiền là dùng MagicJack hoặc Skype, v.v… Với MagicJack, bạn bấm vào nút MY ở phía trên bên trái của màn ảnh. Nó sẽ dẫn bạn đến trang magicjack để bạn vào số điện thoại MagicJack hoặc địa chỉ email và khẩu lệnh của bạn. Khi vào trong đó, bạn chọn My Contacts trước, My Call Logs kế tiếp và sau cùng là Show. Bạn sẽ thấy chi tiết những cuộc gọi đi và goi đến (số điện thoại, ngày/giờ, thời gian nói chuyện). Chi tiết những cuộc gọi thường chỉ được lưu trong vòng 6 tháng. Do đó, bạn nên in ra một vài lần trong năm.

Sử dụng kỹ thuật cao 

Nếu bạn là người thích kỹ thuật hay dùng Instant Messages (IMs còn gọi là Tin nhắn nhanh) và Text Messages (SMS còn gọi là Tin nhắn văn bản), hãy chứng minh điều đó. Thí dụ, trong Skype, bạn chọn View và Recent để tìm những tin nhắn nhanh hay tin nhắn văn bản cuối cùng của bạn. Cũng như điện thoại, chi tiết những tin nhắn thường chỉ được lưu trong vòng 6 tháng. Do đó, bạn nên in ra một vài lần trong năm.


Nếu bạn dùng Facebook hoặc những phương tiện xã hội khác, xin lưu ý rằng chính phủ sẽ để ý đến bạn. Cả Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) lẫn nhân viên lãnh sự đều báo cáo rằng họ có thể xem xét phương tiện xã hội khi điều tra tính chất hợp lệ của một quan hệ. Bạn có thể sử dụng phương tiện xã hội để chứng minh quan hệ của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tự kiểm duyệt chính bạn bằng cách tránh nói đến những sinh hoạt có thể bất hợp pháp hay phản ảnh xấu về bạn.

Bảo Lãnh Vợ Chồng Đi Mỹ Nhanh Chóng Và Dễ Dàng

Bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ là diện cấp thị thực bị chính phủ Mỹ giới hạn về số lượng. Viì vậy việc bảo lãnh muốn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng, người bảo lãnh và đương đơn cần tuân thủ các quy định sau:

Hoàn thiện 100% tiến trình kết hôn tại Việt Nam

Điều quan trọng nhất là người bảo lãnh và đương đơn cần phải hoàn thiện mọi thủ tục chứng minh và công nhận vợ chồng hợp pháp tại Việt Nam (không có giấy tờ gì đang trong quá trình chờ đợi quyết định). Điều này được xác thực bởi Giấy chứng nhận kết hôn tại Sở Tư Pháp tỉnh, nơi có hộ khẩu thường trú của đương đơn ở Việt Nam.
Hoàn thiện mọi thủ tục đăng ký kết hôn trước khi mở hồ sơ bảo lãnh
Hoàn thiện mọi thủ tục đăng ký kết hôn trước khi mở hồ sơ bảo lãnh
Thường trú nhân Mỹ cần chuẩn bị một bộ hồ sơ chứng nhận độc thân hay còn gọi là công hàm độc thân trước khi qua Việt Nam tiến hành thủ tục Đăng ký kết hôn vì đây là giấy tờ bắt buộc để nộp cho chính quyền địa phương (cùng với đơn đăng ký kết hôn). Sau khi có Giấy chứng nhận kết hôn hợp pháp, thường trú nhân Mỹ có thể tiến hành gửi hồ sơ bảo lãnh vợ chồng bằng thẻ xanh cho Sở di trú Hoa Kỳ.

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp cho Sở di trú Mỹ (USCIS)

Hồ sơ bảo lãnh vợ bằng thẻ xanh cơ bản sẽ gồm những giấy tờ:
  • Bản sao thẻ xanh
  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn
  • Bản sao bản án ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ/ chồng cũ (nếu có)
  • 2 tấm hình 2 inch x 2 inch
Phí nộp hồ sơ cho Sở di trú là 420$, và bạn sẽ cần chờ 6-8 tháng để hồ sơ được Sở di trú Mỹ chấp nhận sau khi đã xem xét đầy đủ tình trạng hợp pháp của hồ sơ bạn gửi lên. Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển tiếp đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi vợ chồng bạn được mời phỏng vấn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ hoặc Lãnh sự quán nơi vợ chồng bạn đang sống.
Cung cấp đầy đủ các giấy tờ mà Lãnh Sự Quán yêu cầu
Cung cấp đầy đủ các giấy tờ mà Lãnh Sự Quán yêu cầu
Phỏng vấn với Lãnh sự quán đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình dù là bảo lãnh diện nào đi nữa. Thường ở diện này, cần thiết nhất là vợ chồng phải chứng minh được mối quan hệ giữa hai người là có thật và có kèm bằng chứng thuyết phục nếu được yêu cầu.

Thực hiện đầy đủ các thủ tục phát sinh trong quá sinh xét duyệt hồ sơ

Quá trình bảo lãnh vợ bằng thẻ xanh cần phải trải qua khá nhiều bước và thời gian chờ đợi khá dài (6-8 tháng), trong khi đó nếu Sở di trú Mỹ yêu cầu thêm bằng chứng hay tài liệu gì, hai người nên nhanh chóng hoàn thiện những giấy tờ cần thiết để bổ sung một cách nhanh nhất.

Không có một cơ quan hay dịch vụ di trú nào có thể đảm bảo chắc chắn sẽ hoàn thành hồ sơ bảo lãnh của bạn được chấp thuận nhanh hơn thời gian quy định. Chỉ có việc tuân thủ đúng trình tự bảo lãnh theo Luật Di Trú cũng như nộp đầy đủ tất cả giấy tờ cần thiết để tránh bị yêu cầu bổ sung hồ sơ, kéo dài thời gian. 

Tổng Quan Về Nước Mỹ - Phần 2

Phần 1 chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về vị trí địa lý, diện tích cũng như lịch sử hình thành nước Mỹ. Phần tiếp theo này chúng ta sẽ tìm hiểu về cơ cấu hoạt động của bộ máy chính phủ nước này, để có thể hiểu rõ luật pháp nơi mình sinh sống.

Chính trị

Mỹ là nước Cộng hòa Liên bang, theo chế độ tam quyền phân lập. Theo Hiến pháp Mỹ, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Tổng thống và quyền tư pháp thuộc về Toà án tối cao. Các cơ quan nhà nước liên bang Mỹ hoạt động trên nguyên tắc ‘kiềm chế và đối trọng’ (check and balance), trong đó Hiến pháp Mỹ quy định quyền cụ thể của một cơ quan để kiểm soát chéo hai cơ quan còn lại. Hiến pháp Mỹ quy định rõ các quyền thuộc về nhà nước liên bang và chính quyền tiểu bang, trong đó các chính quyền tiểu bang có nhiều quyền hạn lớn. Mỹ theo chế độ đa đảng, Đảng Dân chủ (thành lập năm 1828) và Cộng hòa (thành lập năm 1854) thay nhau nắm chính quyền. Từ sau Chiến tranh thế giới II, đã có 9 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Dân chủ và 9 nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ thuộc Đảng Cộng hòa.
Nước Mỹ theo chế độ đa đảng
Nước Mỹ theo chế độ đa đảng

Chính phủ Liên bang

Tổng thống nắm quyền hành pháp, có quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền phủ quyết các điều luật do Quốc hội thông qua và để đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống cần 2/3 số phiếu của cả hai viện của Quốc hội. Nhiệm kỳ Tổng thống dài 4 năm. Kể từ 1951, mỗi Tổng thống chỉ được cầm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ. Tổng thống bổ nhiệm các Bộ trưởng, Thứ trưởng và Trợ lý Bộ trưởng và phải được sự đồng ý của Thượng viện.

Chính phủ Liên bang nắm quyền điều hành toàn bộ đất nước, quy định các chính sách thuế chung, chính sách đối ngoại, thương mại quốc tế và thương mại giữa các bang, chịu trách nhiệm về quốc phòng, an ninh, phát hành tiền, hệ thống đo lường, bản quyền... Các bang của Mỹ có hiến pháp và pháp luật riêng, nhưng không trái với Hiến pháp Liên bang.

Quốc hội gồm hai viện

Thượng viện: Gồm 100 Thượng nghị sĩ. Mỗi bang có hai Thượng nghị sỹ với nhiệm kỳ sáu năm. Phó Tổng thống giữ chức danh Chủ tịch Thượng viện, có quyền bỏ phiếu quyết định trong tình huống bất phân thắng bại (50/50).

Hạ viện gồm 435 Hạ nghị sỹ, 22 ủy ban và 7 ủy ban đặc biệt. Mỗi bang có ít nhất một Hạ nghị sỹ, còn lại căn cứ theo số dân của bang đó. Các Hạ nghị sỹ có nhiệm kỳ hai năm. Vào các năm chẵn, ngày Thứ Ba đầu tiên của tháng 11 sẽ tiến hành bầu cử Quốc hội, bầu lại toàn bộ Hạ viện và 1/3 Thượng viện.

Toà án tối cao: Gồm 1 Chánh án và 8 Thẩm phán, đều do Tổng thống chỉ định với sự chấp thuận của Thượng viện, nhiệm kỳ suốt đời.
Quốc hội Mỹ - nơi đưa ra những chính sách có ảnh hưởng đến cả thế giới

Kinh tế

Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Mỹ có nền kinh tế hỗn hợp, các tập đoàn và công ty tư nhân có vai trò quan trọng trong khi Chính phủ có xu hướng hạn chế tác động vào nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2015 khoảng 17.900 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 24% GDP toàn thế giới; GDP theo đầu người là khoảng 54.629 USD. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ chiếm khoảng 80%, công nghiệp 19%, nông nghiệp 1%.

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ chiếm hơn 30% GDP, là nước xuất, nhập khẩu lớn nhất thế giới. Các bạn hàng buôn bán lớn nhất của Mỹ năm 2014 lần lượt là Canada, Trung Quốc, Mexico, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Anh. Thâm hụt thương mại còn ở mức cao liên tiếp trong gần 2 thập kỷ (năm 2015: 484 tỷ USD). Cuộc khủng hoảng kinh tế 2007 - 2009 đã đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái được coi là tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng 1929 - 1933. GDP của Mỹ giảm mạnh mà đỉnh điểm là Quý III.2008 (-6,3%) và Quý I.2009 (-5,5%). Cuộc khủng hoảng này đã kéo lùi các chỉ tiêu phát triển kinh tế Mỹ (7/10 chỉ số sản xuất của Mỹ dưới mức 2002), tỷ lệ thất nghiệp lên tới xấp xỉ 10%. 
"Sức khỏe" của kinh tế Mỹ ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế thế giới
Mô hình kinh tế - tài chính của Mỹ bị nghi ngờ: trước đây Mỹ được coi là thiên đường an toàn của đầu tư quốc tế, cả ngắn hạn và dài hạn; hiện nay các nước đều thận trọng khi đầu tư vào Mỹ. Các tổ chức quốc tế do Mỹ lãnh đạo hoặc chi phối, như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đang bị thách thức. Kinh tế Mỹ sau khi thoát khỏi suy thoái đã duy trì đà phục hồi từ Quý III.2009 đến nay. Nhịp độ tăng trưởng GDP của Mỹ gần đây: năm 2012: 2,2%; năm 2013: 1,9%, năm 2014: 2,4%; năm 2015: 2,4%; quý I/2016: 0,5%. Tỷ lệ thất nghiệp tới tháng 4/2016 là 5,0%, mức thấp nhất từ 6/2008. Thâm hụt ngân sách năm 2015 của Mỹ là 439 tỷ USD (giảm 44 tỷ USD so với 2014). 


Tổng Quan Về Nước Mỹ - Phần 1

Có thể ai cũng biết nước Mỹ là cường quốc số 1 thế giới, nhưng khi ta quyết định du học, đầu tư hay định cư tại đây thì chúng ta nên tìm hiểu qua về lịch sử hình thành cũng như các đặc điểm về nước này. Điều đó giúp ta nhanh chóng hòa nhập vào cuộc sống nơi đây.

Khái quát

Tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường gọi là Mỹ, gồm 50 bang và đặc khu Colombia (tức là thủ đô Washington, D.C.) hợp thành.

Vị trí địa lý: Nằm ở Tây bán cầu; Bắc giáp Canada; Nam giáp Mexico và vịnh Mexico; Đông giáp Đại Tây Dương; Tây giáp Thái Bình Dương; bang Alaska nằm phía Tây bắc Canada, quần đảo Hawaii nằm ở Thái Bình Dương.

Diện tích: 9.826.675 km2; đứng thứ 3 thế giới sau Nga, Canada.

Dân số: 320 triệu người (đến tháng 4.2015), đứng thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ. Về cơ cấu dân số, người Mỹ da trắng chiếm 77,7%; da đen: 13,2%; gốc Châu Á: 5,3%; thổ dân Mỹ và Alaska: 1,2%; thổ dân Hawaii và các quần đảo Thái Bình Dương thuộc Mỹ: 0,2%, các nhóm người khác: 2,4%. Tăng trưởng dân số hàng năm: khoảng 0,7% (trong đó 30% là nhập cư).
Nước Mỹ- cường quốc số 1 thế giới
Nước Mỹ- cường quốc số 1 thế giới
Đơn vị tiền tệ: USD (đô la Mỹ).

Tôn giáo: Tin lành: 51,3%; Cơ đốc giáo La Mã: 23,9%; Do thái: 1,7%; Các đạo khác: 4,7%; Không theo đạo nào: 16,1%.

Ngôn ngữ: chính thức là tiếng Anh; các cộng đồng lớn nói tiếng Tây Ban Nha, Pháp và nhiều ngôn ngữ khác (theo xuất xứ nhập cư).

Ngày Quốc khánh (ngày Tuyên ngôn Độc lập): 4.7 (năm 1776).

Lịch sử

Năm 1492, Christopher Columbus phát hiện Châu Mỹ. 

Năm 1607, người Anh bắt đầu đặt chân lên Châu Mỹ và lập hệ thống thuộc địa ở hầu hết lãnh thổ Bắc Mỹ. Các nước Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan chiếm các vùng còn lại.

Năm 1775, cuộc đấu tranh giành độc lập nổ ra. Ngày 4.7.1776, các nhà cách mạng Mỹ công bố "Tuyên ngôn Độc lập", tách Mỹ khỏi Đế quốc Anh, thành lập Hợp chúng quốc Mỹ gồm 13 bang. Năm 1783, Anh ký Hiệp định Versailles thừa nhận nền độc lập của nước Mỹ.

Ngày 7.9.1787, Hiến pháp Liên bang đầu tiên của Mỹ được thông qua và đến 4.3.1789 có hiệu lực. George Washington được bầu là Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.

Sau cuộc nội chiến 1861 - 1865, Mỹ củng cố nền độc lập, phát triển kinh tế và mở rộng ảnh hưởng ở Tây bán cầu. Cuối thế kỷ 19, Mỹ trở thành nước tư bản chủ nghĩa hàng đầu thế giới, bắt đầu tranh giành thuộc địa, mở đầu bằng cuộc chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898 - 1899).

Sau Chiến tranh thế giới II, Mỹ trở thành đế quốc mạnh nhất, tiến hành chiến lược toàn cầu khống chế các nước tư bản chủ nghĩa, ngăn chặn Chủ nghĩa Xã hội và phong trào giải phóng dân tộc. Mỹ đã can thiệp trực tiếp vào hai cuộc chiến tranh cục bộ ở Triều Tiên (1950 - 1953) và Việt Nam (1964 - 1975). Thất bại trong chiến tranh ở Việt Nam đẩy Mỹ vào thời kỳ suy yếu tương đối trong khi Tây Âu và Nhật Bản phát triển. Mỹ dồn sức củng cố thực lực đồng thời tiếp tục thúc đẩy chạy đua vũ trang với Liên Xô.

Sau khi Liên Xô sụp đổ (1991), Chiến tranh Lạnh và trật tự thế giới hai cực kết thúc, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất có sức mạnh toàn diện về kinh tế, quân sự. Kể từ đó, Mỹ trong quá trình điều chỉnh chiến lược và tìm cách xây dựng trật tự thế giới mới phù hợp với thế và lực của Mỹ.

Sự kiện khủng bố tấn công Trung tâm thương mại quốc tế 11.9.2001 và khủng hoảng kinh tế 2008 - 2009 đã tác động lớn đến đời sống chính trị, an ninh, kinh tế - xã hội Mỹ, cũng như cách nhìn nhận và quan điểm của Mỹ về các vấn đề này, do đó tác động đến việc điều chỉnh chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ.

Thay Đổi Việc Gia Hạn Visa Vào Mỹ Cho Người Việt Nam

Mới đây nhất tổng thống Donald Trump đã có những sắc lệnh thay đổi trong vấn đề gia hạn visa Mỹ. Sắc lệnh này sẽ được áp dụng bắt đầu từ tháng 2/2017.
Thay đổi gia hạn visa Mỹ áp dụng cho toàn người dân trên thế giới
Thay đổi gia hạn visa Mỹ áp dụng cho toàn người dân trên thế giới 

Những thay đổi trong việc gia hạn visa Mỹ

Trước đây, theo quy định cũ, những người có visa du học hoặc du lịch Hoa Kỳ còn hạn hoặc hết hạn không quá 48 tháng có thể được gia hạn qua đường bưu điện, mà hầu hết trường hợp đều được miễn phỏng vấn. Tuy nhiên, theo quy định mới, nếu đương sự có visa đã hết hạn hơn 12 tháng thì không được gia hạn mà phải xin cấp visa mới và phỏng vấn lại theo yêu cầu.

Chương trình cấp mới thị thực miễn phỏng vấn mà rất nhiều đương đơn là người Việt Nam sử dụng trước đây đã được thay đổi theo sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Thay đổi này có hiệu lực trên toàn cầu chứ không chỉ riêng ở Việt Nam. Theo sắc lệnh hành pháp này, tất cả các đương đơn có thị thực hết hạn trên 12 tháng sẽ được yêu cầu phỏng vấn khi xin cấp mới thị thực cùng loại.

Thông thường, viên chức lãnh sự sẽ yêu cầu tất cả các đương đơn đến phỏng vấn trực tiếp nếu trong quá trình xét duyệt hồ sơ viên chức cần phải làm rõ thêm một số thông tin cung cấp trong đơn xin thị thực. "Tất cả các đơn xin thị thực đều phải tuân thủ quá trình kiểm tra an ninh nghiêm ngặt như nhau” - TLSQ Hoa Kỳ cho biết. TLSQ Hoa Kỳ thông tin thêm: “Sắc lệnh hành pháp của tổng thống không đề cập đến thay đổi cụ thể nào áp dụng cho đương đơn xin thị thực là người Việt Nam.

Tuy nhiên, một số đương đơn đủ tiêu chuẩn được cấp mới thị thực miễn phỏng vấn theo quy định cũ, theo quy định mới sẽ phải đến phỏng vấn tại TLSQ Mỹ tại TP.HCM hoặc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội”.

Sẽ có thêm sắc lệnh mới về gia hạn visa Mỹ trong tuần này?

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc ban hành một sắc lệnh hành pháp mới cấm các công dân từ một số nước nhất định du lịch đến Mỹ. Phát biểu với các phóng viên ngày 10-2, ông Trump tuyên bố sắc lệnh mới có thể được ban hành sớm vào ngày 13 hoặc 14-2. Hiện chưa rõ sắc lệnh mới của ông Trump sẽ có những nội dung như thế nào. Tổng thống Trump chỉ nói rằng sắc lệnh mới “thay đổi rất ít” so với sắc lệnh trước đó và không cung cấp thêm thông tin chi tiết. BBC cho biết tuyên bố của ông Trump được đưa ra sau khi Tòa phúc thẩm liên bang khu vực 9 quyết định giữ nguyên phán quyết của tòa cấp dưới trước đó về việc đình chỉ sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông. Phản ứng ngay sau đó, ông Trump tuyên bố sẽ “hẹn gặp nhau tại tòa” để quyết tâm bảo vệ sắc lệnh này.

Việc gia hạn visa Mỹ có sự thay đổi khiến nhiều người gặp rắc rối trong việc gia hạn visa, mọi người cần cập nhật thông tin kịp thời để không bị lỡ các kế hoạch học tập cũng như làm việc tại Mỹ.

Gia Hạn Visa Mỹ Qua Đường Bưu Điện - Các Thủ Tục Cần Thiết

Hiện nay việc gia hạn visa Mỹ đã đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây, và mới đây lãnh sự quán Mỹ đã cho phép việc gia hạn visa không định cư qua con đường bưu điện. Chúng ta chỉ cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ rồi gửi qua bưu điện là có thể gia hạn được visa của mình. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn các bạn quá trình gia hạn visa.
Gia hạn visa Mỹ qua đường bưu điện
Gia hạn visa Mỹ qua đường bưu điện

Trước tiên để đươc gia hạn visa Mỹ qua đường bưu điện, đương đơn cần thỏa mãn tất cả các điều kiện sau: 

  • Đương đơn có quốc tịch Việt Nam, hiện đang có mặt tại Việt Nam và đã từng được cấp visa Mỹ
  • Visa được gia hạn là visa không định cư và cùng loại với loại visa được cấp trước đó
  • Visa gần đây nhất của đương đơn là visa có thời hạn tối đa (hiện tại, visa Mỹ có thời hạn tối đa là 12 tháng và được nhập cảnh vào Mỹ nhiều lần)
  • Đương đơn xin visa mới trong vòng 11 tháng sau khi visa cũ đã hết hạn
  • Visa gần đây nhất của đương đơn thuộc một trong các loại visa sau: visa du lịch ngắn hạn/visa thăm người thân, visa khám chữa bệnh, visa công tác, visa lưu chuyển nhân viên trong công ty hoặc người phụ thuộc của các đối tượng trên 
  • Nếu đương đơn là học sinh sinh viên, đương đơn không rời khỏi Mỹ và bị gián đoạn chương trình học quá 5 tháng, trừ trường hợp đương đơn tham gia các hoạt động liên quan đến các chương trình học của mình ở bên ngoài nước Mỹ. Tuy nhiên, nếu đương đơn gián đoạn chương trình học vì lý do khác, bạn có thể cần có những giấy tờ chứng minh (ví dụ như bị bệnh và có giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc bệnh viện)
  • Đương đơn không bị từ chối việc gia hạn visa Mỹ trong lần nộp đơn gần đây nhất
  • Trong đơn xin visa DS-160, không có câu trả lời nào của đương đơn thuộc phần An ninh và Thông tin cơ bản (Security and Background) là có.
Thời gian mà đại sứ quán/lãnh sự quán sẽ trả lời kết quả gia hạn visa là trong vòng năm ngày làm việc kể từ lúc họ nhận được hồ sơ từ đường bưu điện. Tuy nhiên, trong mùa cao điểm từ tháng 5-8 hàng năm, thời gian xử lý gia hạn visa có thể kéo dài đến 2 tuần. Đối với những hồ sơ không đầy đủ thì sẽ bị hoàn trả lại mà không được xử lý. Lưu ý, đại sứ quán/lãnh sự quán có quyền yêu cầu đương đơn đến phỏng vấn trực tiếp (nếu cần).

Hồ sơ cần cung cấp khi xin gia hạn visa Mỹ

  • Hộ chiếu của đương đơn phải còn hiệu lực ít nhất sáu tháng kể từ ngày dự tính nhập cảnh vào Mỹ
  • Trẻ em phải có hộ chiếu riêng kể cả khi đi cùng với ba mẹ
  • Đương đơn nộp các hộ chiếu cũ nếu đã từng được cấp visa Mỹ trong hộ chiếu cũ
  • Tờ xác nhận đơn DS-160, có mã vạch (đương đơn không cần in toàn bộ hồ sơ). Để đảm bảo mã vạch hoạt động tốt, bạn nên in tờ xác nhận bằng máy in laser đen trắng
  • Một ảnh hộ chiếu 5×5 cm mới chụp trong vòng 6 tháng. Lưu ý: ảnh được chụp trên nền trắng, rõ 2 tai và không chỉnh sửa vi tính
  • Chứng nhận nộp tiền lệ phí visa Mỹ của bưu điện.
  • Phong bì EMS gửi đến đại sứ quán/lãnh sự quán có ghi địa chỉ của đương đơn và đã thanh toán cước phí
  • Đối với đương đơn sử dụng hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ phải bổ sung: bản gốc công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bản sao quyết định cử đi công tác của cơ quan chủ quản và lịch trình bay (bản sao của lịch trình, không cần bản sao của vé).
  • Đối với đương đơn xin visa là học sinh, sinh viên hoặc khách trao đổi (F, M, hoặc J) để tránh bị từ chối visa bạn cần nộp thêm: tất cả bảng điểm học tập tại Mỹ, mẫu I-20 hoặc DS-2019 – có chữ ký của đương đơn ở cuối trang 1. Nếu đương đơn xin visa sinh viên (F1) chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc người bảo trợ phải cùng ký vào mẫu I-20. Mẫu I-20 phải được viên chức nhà trường ký xác nhận trong vòng 12 tháng.
  • Đối với đương đơn xin gia hạn visa Mỹ làm việc, cần nộp bản copy hoặc bản gốc của mẫu đơn I-797 hoặc I-129 được chấp thuận.
Lưu ý: Các đương đơn không có đủ những giấy tờ nêu trên nên đặt cuộc hẹn với đại sứ quán/lãnh sự quán Mỹ để được phỏng vấn. Trên đây là bài chia sẻ về việc gia hạn visa Mỹ qua đường bưu điện, hy vọng sẽ có ích cho các bạn. Chúc các bạn may mắn


Những Nét Đặc Sắc Trong Văn Hóa Người Mỹ

Nước Mỹ được gọi là hợp chủng quốc Hoa Kỳ chính vì đó mà họ có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú. Họ có những điều rất khác biệt so với văn hóa Việt Nam, chúng ta cùng nhau tìm hiểu để có thể hiểu rõ đất nước số 1 thế giới này nhé.
Nét đặc sắc trong văn hóa người Mỹ

Tự do cá nhân

Người Mỹ luôn yêu thích tự do, tôn trọng sự độc lập và tự chủ. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng hầu hết sinh viên Mỹ tự chọn lựa những lớp học riêng, những chuyên ngành riêng, tự hoạch định tương lai của mình thay vì nghe theo sự sắp đặt của người khác, dù đó là bố mẹ hay thầy cô.

Độc lập

Trẻ em ngay từ nhỏ đã được rèn luyện tính tự lập trong mọi thứ, được cha mẹ khuyến khích đưa ra ý kiến riêng. Đến tuổi trưởng thành, hầu hết thanh niên Mỹ không ở cùng với bố mẹ mà chuyển ra ngoài sống riêng. Chính môi trường giáo dục và đào tạo đó đã tạo cho người Mỹ tính độc lập cao trong đời sống và công việc, chủ động đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về hành động của mình.
Từ nhỏ người Mỹ đã được dậy tính độc lập

Thẳng thắn

Một trong những tính cách nổi bật của người Mỹ là thẳng thắn. Trong mối quan hệ bạn bè hay gia đình, nếu có bất kỳ mâu thuẫn hay hiểu lầm xảy ra, cách giải quyết của người Mỹ thường là ngồi lại cùng nhau và nói chuyện thẳng thắn về vấn đề đó. Điều đó giúp cho mọi người hiểu nhau hơn, mâu thuẫn được giải quyết nhanh chóng. Ngược lại, với văn hóa phương Đông, thường chúng ta ngại ngần và lảng tránh khiến cho mối quan hệ trở nên gượng gạo hơn.

Mua hàng hóa

Tất cả mọi người sống ở Mỹ đều phải trả thuế. Hầu hết các khoản mua bán đều được tính thêm thuế. Thuế sẽ bao gồm thuế hàng hóa dịch vụ cho tiểu bang (sales tax). Tuỳ thuộc vào các tiểu bang, hàng hóa sẽ áp dụng những mức thuế khác nhau.

Tips-Phí dịch vụ

Khi sử dụng bất kỳ dịch vụ gì, bạn sẽ phải trả tiền tips cho người phục vụ. Thông thường sẽ là 10-15% tổng số tiền trong hóa đơn. Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên nếu khi thanh toán tiền taxi, tài xế sẽ yêu cầu bạn tips một vài đô.

Những Kỳ Quan Nhân Tạo Nổi Tiếng Của Nước Mỹ

Nước Mỹ hào hoa tráng lệ với những kỳ quan nhân tạo do con người tạo nên thu hút rất nhiều khách du lịch tới đây. Được đặt chân để khám phá đất nước Mỹ là niềm ước ao của nhiều người nhưng không phải ai cũng có may mắn đó. Bài viết này xin chia sẻ tới mọi người những kỳ quan nổi tiếng của Mỹ để mọi người có thể cùng nhau khám phá đất nước này.

Cầu Brooklyn tại New York

Người New York luôn tự hào về cây cầu Brooklyn
Người New York luôn tự hào về cây cầu Brooklyn
Nơi đây bắc ngang qua con sông giữa vùng Manhattan và Brooklyn của thành phố New York đã tăng thêm vẻ đẹp quyến rũ của cây cầu. Vào năm 1855, cây cầu Brooklyn do kiến trúc sư John Roebling đã thiết kế ra và quyết tâm xây dựng khi mọi người cho là không thể. Do quá trình xây dựng sau 2 năm sau đã khiến ông chết và đứa con trai bị thương nặng do tai nạn bất ngờ. Nhưng, đến năm 1983 thì cây cầu Brooklyn đã được hoàn thành và trở thành biểu tượng kỳ vĩ của New York.

Tòa nhà Empire State

Tòa nhà Empire State từng giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất thế giới
Tòa nhà Empire State từng giữ kỷ lục tòa nhà cao nhất thế giới
Tòa nhà Empire State là một trong những tòa nhà nổi tiếng của New York tọa lạc trên đại lộ 5 của New York. Tòa nhà này được xây dựng vào năm 1930, do kiến trúc sư William Lamb đã thiết kế. Toàn bộ tòa nhà được thiết kế 102 tầng và nơi đây đã từng được xem là tòa nhà cao nhất trên thế giới.

Cầu Cổng Vàng

Cầu Cổng Vàng được xem là công trình vĩ đại, biểu tượng của San Francisco, không những nổi tiếng ở Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Cây cầu này tọa lạc tại xa lộ 101 và nối liền với cổng vàng là cửa ngõ của vịnh san Francisco và vùng biển Thái Bình Dương. Và công trình này được xây dựng vào năm 1933 đến năm 1937 hoàn thành và trở thành cây cầu dài nhất và điểm đến lý tưởng của San Francisco.

Núi Rushmore

Nếu ai đã từng đặt chân đến Washington thì không thể bỏ qua dãy núi Rushmore, nơi đã khắc bốn chân dung của vị tổng thống đã có công xây dựng đất nước Mỹ. Ngày nay, núi Rushmore tọa lạc ở vùng Black Hills, thuộc tiểu bang South Dakota. Vào năm 1941 bốn bức tượng này đã được hoàn thành và có độ cao khoảng 18 m của khuôn mặt. Bên cạnh đó, núi Rushmore đã trở thành điểm đến không thể thiếu đối với các du khách có sở thích khám phá lịch sử nước Mỹ. Hàng năm nơi đây luôn thu hút hàng triệu du khách đặt vé máy bay đi Mỹ giá rẻ đến tham quan.

Tháp Space Needle

Toàn tháp Space Needle là biểu tượng của thành phố Seattle
Toàn tháp Space Needle là biểu tượng của thành phố Seattle
Một điểm đến không thể bỏ qua trong hành trình khám phá nước Mỹ đó là tòa tháp Space Needle. Đây là một trong những tòa tháp rất nổi tiếng và được xem là biểu tượng của Seattle tọa lạc tại đại lộ 4 của thành phố, tiểu bang Washington. Vào năm 1962, tháp Space Needle được xây dựng với mục đích phục vụ hội chợ thế giới. Tháp Space Needle có độ cao 184 m và công trình này được thiết kế rất độc đáo, chân rộng ở mặt đất, hẹp lại phần giữa và trên đỉnh là khối hình tròn giống đĩa bay của người ngoài hành tinh.

Các Nguyên Nhân Dẫn Tới Rớt Hồ Sơ Visa Bảo Lãnh Diện Vợ Chồng

Theo đánh giá từ các chuyên gia tư vấn định cư Mỹ thì việc xin visa bảo lãnh diện vợ chồng là không khó nhưng không ít các hồ sơ bị đánh rớt. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới hồ sơ bị Lãnh Sự Quán đánh rớt? chúng ta cùng nhau tìm hiểu để tránh mắc sai lầm nhé.

Thật sự thì việc xin visa định cư bảo lãnh diện vợ chồng là không hề khó khăn nhưng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ hay phỏng vấn chúng ta khiến cho Lãnh Sự Quán nghi ngờ về mối quan hệ vợ chồng của mình dẫn tới hồ sơ của ta bị rớt. Các bạn cần chuẩn bị kỹ nội dung sau khi chuẩn bị hồ sơ cũng như khi phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán
Những sai lầm dẫn tới hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng bị rớt
Những sai lầm dẫn tới hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng bị rớt

Mối quan hệ của hai vợ chồng

Để có thể đưa ra những nhận định quan hệ vợ chồng là có thật hay họ kết hôn vì một lý do khác ngoài tình yêu. Câu hỏi thường bắt đầu bằng quen nhau khi nào? Ở đâu? Có người nào giới thiệu không? Có nhiều người đã không nhớ rõ hoàn cảnh họ gặp và quen biết nhau dẫn đến trả lời sai so với các bằng chứng mà lãnh sự quán thu thập được. Cả trường hợp thời gian hẹn hò trước hôn nhân quá ngắn cũng là một điểm gây nghi ngờ của bên lãnh sự. Một chi tiết cần thiết nữa là kết hôn mà không cầu hôn cũng là điểm trừ khá nặng cho việc chấp nhận visa đi Mỹ.
Mối quan hệ vợ chồng bị nghi ngờ
Mối quan hệ vợ chồng bị nghi ngờ

Thông tin vợ/chồng đang sinh sống tại Mỹ


  • Thông tin về người thân, bạn bè
  • Tên tuổi những người thân trong gia đình của đối phương (số người, tên tuổi, vị trí, công việc…)
  • Người ấy sống ở đâu, sống chung với ai.
  • Công việc của người bảo lãnh như thế nào.
  • Bạn bè của người ấy là những ai
  • Sở thích của người ấy là gì
  • Ngừơi ấy đã kết hôn chưa, có bao nhiêu con rồi, chúng sống với ai….

Lời khai báo không khớp

Khi làm hồ sơ, thông tin cung cấp trong các mẫu đơn sai biệt với lời đơn đương trong buổi phỏng vấn do người đó không biết nội dung trong các tờ khai hay quên lưu lại bản chụp của chúng để xem lại trước phỏng vấn. Trong quá trình thực hiện bộ hồ sơ bảo lãnh chỉ do một người làm mà không thông qua nhau là nguyên nhân chính dẫn đến có sự khác biệt giữa hai bên. Lãnh sự quán phỏng vấn là để kiểm tra và khẳng định lại họ có phải đến với nhau bằng tình cảm, thật sự quan tâm nhau. Do đó, khi phát hiện ra những điều không hợp lý lãnh sự quán sẽ trả hồ sơ về cho Sở di trú với đánh giá có gian dối.

Gia Hạn Visa Mỹ - Các Điều Cần Biết

Hàng năm số lượng người Việt sang Mỹ du lịch, làm việc và đặc biệt là du học là rất lớn. Chính vì vậy việc gia hạn visa Mỹ là mối quan tâm của nhiều người. Vậy chúng ta cần biết những gì để có thể gia hạn visa đúng thời hạn như mình mong muốn.

Theo thống kê của lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam thì cứ 5 người xin gia hạn visa thì 1 người bị từ chối. Vì thế chúng ta có thể thấy được việc xin gia hạn visa không hề dễ dàng, chúng ta phải chuẩn bị các giấy tờ đầy đủ để có thể được lãnh sự quán Hoa Kỳ chấp thuận. Trong bài viết này, Xin Visa Định Cư Mỹ sẽ giúp bạn tìm hiểu về các kinh nghiệm gia hạn visa Mỹ của các bạn du học sinh.

Vì sao bạn bị từ chối gia hạn visa Mỹ?

Kinh nghiệm xin gia hạn visa Mỹ
Kinh nghiệm xin gia hạn visa Mỹ
  • Đương đơn không chứng minh được mình sẽ trở về Việt Nam sau khi visa hết hạn (khi phỏng vấn bạn cần chứng minh những ràng buộc tại Việt Nam như các quan hệ trong gia đình (bố mẹ, vợ/chồng, con cái), tài chính (có sở hữu nhà, đất, công ty, các tài sản được thụ hưởng), công việc (hiện là nhân viên của công ty), học hành, thậm chí tương lai sự nghiệp (hiện bạn có công việc tốt ở Việt Nam).
  • Đương đơn đã ở lại Mỹ quá hạn hoặc khác với mục đích của visa được cấp trước đó
  • Không cung cấp thông tin một cách trung thực (những thông tin trả lời phỏng vấn không khớp với thông tin được ghi trong đơn)
  • Không cung cấp đầy đủ bằng chứng, thông tin liên quan đến việc chứng minh tài chính hoặc quan hệ nhân thân với người bảo lãnh
  • Đương đơn đã bị từ chối visa (1 lần hoặc nhiều lần) và khi phỏng vấn lần gần nhất vẫn chưa giải quyết được lý do chính dẫn đến visa bị từ chối visa trong (những) lần phỏng vấn trước đó.

Gia hạn visa Mỹ cần những giấy tờ gì?

Gia hạn visa Mỹ không khó với Xin Visa Định Cư Mỹ
Gia hạn visa Mỹ không khó với Xin Visa Định Cư Mỹ
  • Hộ chiếu của đương đơn phải còn hiệu lực ít nhất sáu tháng kể từ ngày dự tính nhập cảnh vào Mỹ
  • Trẻ em phải có hộ chiếu riêng kể cả khi đi cùng với ba mẹ
  • Đương đơn nộp các hộ chiếu cũ nếu đã từng được cấp visa Mỹ trong hộ chiếu cũ
  • Tờ xác nhận đơn DS-160, có mã vạch (đương đơn không cần in toàn bộ hồ sơ). Để đảm bảo mã vạch hoạt động tốt, bạn nên in tờ xác nhận bằng máy in laser đen trắng
  • Một ảnh hộ chiếu 5×5 cm mới chụp trong vòng 6 tháng. Lưu ý: ảnh được chụp trên nền trắng, rõ mặt và không chỉnh sửa vi tính
  • Hoá đơn phí xét duyệt visa nộp tại Citibank (bao gồm cả 2 liên màu hồng và màu vàng). Tham khảo thêm phí xét duyệt visa tại đây
  • Phong bì EMS gửi đến đại sứ quán/lãnh sự quán có ghi địa chỉ của đương đơn và đã thanh toán cước phí
  • Đối với đương đơn sử dụng hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ phải bổ sung: bản gốc công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam, bản sao quyết định cử đi công tác của cơ quan chủ quản và lịch trình bay (bản sao của lịch trình, không cần bản sao của vé).
  • Đối với đương đơn xin visa là học sinh, sinh viên hoặc khách trao đổi (F, M, hoặc J) để tránh bị từ chối visa bạn cần nộp thêm: tất cả bảng điểm học tập tại Mỹ, mẫu I-20 hoặc DS-2019 – có chữ ký của đương đơn ở cuối trang 1. Nếu đương đơn xin visa sinh viên (F1) chưa đủ 18 tuổi, bố/mẹ hoặc người bảo trợ phải cùng ký vào mẫu I-20. Mẫu I-20 phải được viên chức nhà trường ký xác nhận trong vòng 12 tháng.
  • Đối với đương đơn xin gia hạn visa Mỹ làm việc, cần nộp bản copy hoặc bản gốc của mẫu đơn I-797 hoặc I-129 được chấp thuận.
Trên đây là những kinh nghiệm về gia hạn visa Mỹ mà chúng tôi muốn chia sẻ tới các bạn. Chúc các bạn may mắn