Tìm hiểu bảo lãnh định cư dạng bảo lãnh anh/chị em

Việc bảo lãnh đinh cư và làm visa sang Mỹ hiện có năm loại, loại F1, F2a, F2b, F3 và F4 đặc biệt là diện F4 , đây là diện người bảo lãnh bên Mỹ bảo lãnh cho anh/chị em của mình tại Việt Nam.
Visa diện bảo lãnh dạng ưu tiên diện F4
Visa diện bảo lãnh dạng ưu tiên diện F4

Dạng bảo lãnh diện F4 là gì ?

Dạng ưu tiên bảo lãnh diện F4 là dạng bảo lãnh anh,chị,em ở Việt Nam của một cá nhân là công dân Mỹ. Người bảo lãnh phải từ 21 tuổi trở lên.

Thời gian chờ của diện F4 là bao lâu ? 

Diện F4 cho đến nay có thời gian chờ đợi để hồ sơ bảo lãnh khoảng từ 10 - 12 năm 

Điều kiện để có thể bảo lãnh sang Mỹ dạng F4 ?


Đương đơn ở Mỹ phải có Quốc Tịch Mỹ 

Anh/chị em ở Việt Nam độc thân hoặc đã lập gia đình 

Ví dụ cụ thể

Câu hỏi: Mình đã chờ được bảo lãnh rất lâu rồi. Việc bảo lãnh diện F4 này thì mình phải chờ bao nhiêu năm nữa mới được đi ? Mình nghe nói việc bảo lãnh bị ngưng lại , có đúng hay không vậy ? 

Đáp: Không đúng. Hồ sơ bảo lãnh diện F4 vẫn luôn được tiến hành bình thường, có điều quá chậm so với các năm trước (tính từ 2011 trở về trước). Vì diện F4 là diện bảo lãnh ưu tiên có thời gian chờ lâu nhất từ khoảng 10 - 12 năm nên việc kiễn nhẫn chờ đợi là một điều khó tránh khỏi. Mỗi năm chính phủ Mỹ sẽ có hạn ngạnh nhất định cho các loại visa diện F, vì thế sẽ không có chuyện rút ngắn thời gian chờ thủ tục hồ sơ làm visa bằng bât cứ các thủ thuật nào. Việc nên làm là luôn theo dõi chặt chẽ để cập nhật hoặc bổ sung giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của chính phủ Mỹ một cách sớm nhất.

Các loại giấy tờ hồ sơ cần thiết

Cũng như với các dạng bảo lãnh diện ưu tiên F khác. Dạng bảo lãnh ưu tiên diện F4 cũng cần có những văn bản tương tự:

Về phía người bảo lãnh (ở Mỹ)
  1. Giấy xác nhận quốc tịch Mỹ 
  2. Giấy khai sinh 
  3. Giấy thay đổi tên (nếu có) 
  4. Hôn thú (nếu có) 
  5. Li dị, khai tử của vợ/chồng trước (nếu có)
  6. Số điện thoại liên lạc, email cá nhân
Về phía người được bảo lãnh: (anh/chị em ở Việt Nam)
  1. Giấy khai sinh của người được bảo lãnh 
  2. Hôn thú (nếu có) 
  3. Li dị, khai tử của vợ/chồng trước của người được bảo lãnh chính (nếu có) 
  4. Sổ hộ khẩu photo có chứng nhận 
  5. Số điện thoại liên lạc, email cá nhân
Hồ sơ thị thực (NVC) sẽ bao gồm:
  1. Bốn ảnh chụp theo tiêu chuẩn ảnh, ghi tên phía sau, nền trắng dành với kích thước 5x5.
  2. Điền đầu đủ các thông tin trong mẫu đơn DS-230.
  3. CMND của đương đơn (của vợ/chồng nếu có) bản sao phôtô chứng thực.
  4. Hộ khẩu gia đình bao gồm cả bản chính và bản sao phôtô chứng thực.
  5. Giấy khai sinh của đương đơn là chính và của cả gia đình ( vợ/chồng nếu có kết hôn)
  6. Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn của đương đơn.
  7. Phiếu lý lịch tư pháp của đương đơn được cấp trong thời hạn một năm bởi Sở tư pháp tỉnh/thành phố nơi đượng đơn đang cư trú hợp pháp. ( của cả vợ/chồng nếu có kết hôn)
  8. Bộ hồ sơ quân đội (nếu có).
  9. Bộ hồ sơ tiền án tiền sự (nếu có).
  10. Bộ hộ chiếu gồm bản chính và bản sao có hiệu lực ít nhất 32 tuần sau ngày cấp thị thực của từng người (đương đơn, vợ/chồng và con).
  11. Sổ đăng ký hộ khẩu, học bạ, sổ gia đình công giáo, giấy khai sinh của bệnh viện… tất cả những gì có thể để chứng minh mối quan hệ với người bảo lãnh.

Bài viết được biên soạn bởi đội ngũ tư vấn viên thuộc công ty dịch vụ tư vấn định cư Mỹ



0 nhận xét:

Đăng nhận xét