Cảm nhận được hạnh phúc rằng “mình đã thành công”cũng chính là một loại thử thách.Vì lúc này nếu tham vọng tăng lên, hạnh phúc kèm theo đó sẽ trở thành một thứ áp lực và đáng vứt đi. Hãy nhìn *đầu tròn ở khung tranh thứ nhất, trông nó rất vui vì nhận được hạnh phúc (lạc thụ).Tuy bị nhiều người ngộ nhận, nhưng cảm giác hài lòng có được nhờ niềm hạnh phúc này không phải là điều xấu, nhưng vấn đề bắt đầu ở khung tranh thứ hai. Hầu hết mọi người đều gia tăng lòng tham như một kiểu phản ứng tự động trước việc có được hạnh phúc.
Hạn phúc là gì? liệu bạn có nắm giữ được hạnh phúc cho bản thân mình |
Tức thì *đầu tròn chú ý đến giá cổ phiếu, cứ chăm chú nhìn vào màn hình, thế nên bỏ bê các công việc khác. Thậm chí nếu có làm việc thì tâm trí vẫn hướng về giá cổ phiếu, vì vậy mà không có được niềm vui trọn vẹn.
Thêm vào đó, sự đau khổ nảy sinh vì ham muốn rằng “muốn có! nhưng vẫn chưa có gì trong tay cả” nên năng lượng tiêu cực từ đó hình thành trong tâm hồn.Năng lượng đó gây nên bao điều tồi tệ và phá huỷ phần lớn hạnh phúc.
Chỉ cần có mong muốn trân trọng hạnh phúc , ta sẽ nắm giữ được hạnh phúc đó và sẽ kết nối với những niềm hạnh phúc về sau. Nói cách khác, thứ đang diễn ra ở đây là mối liên kết từ hạnh phúc -> lòng tham.
Vứt bỏ hạnh phúc của bản thân
Tuy vậy, nếu ham muốn đó kết thúc đơn giản ở khung tranh thứ hai, thì khi đi đến hối kết mọi thứ vẫn chưa đến mức bất hạnh. Trên thực tế, chúng ta hay có xu hướng nảy ra những ham muốn thuộc cùng một dạng, lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần. Vì vậy, chúng trở thành phản xạ có điều kiện của tâm hồn, liên tục tạo nên những phản ứng giống nhau trong mỗi tình huống. Còn ở khung tranh thứ ba, trên thực tế, đó là sự tự luyến.
Dẫu đối phương là ai , mình đang ở vị trí nào, chúng ta vẫn bị ám ảnh bởi lòng tham tương tự. Lòng tham thiết lập nên cùng mối ràng buộc với “sự tự luyến”, nếu ta cũng có cùng sự hứng thú như *đầu tròn rồi chỉ chăm chăm chú trọng vào điều đó sẽ khiến những người xung quanh chán nản. Xuất hiện những đám mây u ám trong mối quan hệ giữa người với người. Vì vậy mối liên kết ở khung tranh thứ ba là hạnh phúc -> lòng tham -> sự tự luyến..
Mỗi khi sự tự luyến trở nên mãnh liệt, chúng đông đặc lại, tạo thành một nguồn năng lượng đông cứng mọi cử động của chúng ta.Tới giai đoạn này, với nguồn năng lượng đông cứng đó, cơ thể chúng ta dường như cũng có phần cứng nhắc hơn và nảy sinh những thương tật. Nói cách khá, mối liên kết ở khung tranh thứ tư là hạnh phúc -> lòng tham -> sự tự luyến -> năng lượng tồn tại.
Điều quan trọng ở đây là hạnh phúc mà ta vất vả có được thì nên hài lòng giữ lấy. Không nên để nó bùng cháy thành tham vọng bởi nếu vậy, chúng ta không chỉ vứt bỏ hạnh phúc mà còn thu gom thêm nỗi đau nữa.
Vậy nếu lòng tham đã bùng phát ra mất rồi thì phải làm sao?
Ít nhất đừng để lặp lại ham muốn đó nữa.
Nhưng nếu điều đó đã thành mỗi chuỗi tuần hoàn như vậy rồi thì sao?
Ít nhất đừng để hình thành nguồn năng lượng mạnh mẽ đến mức đó.
Bài viết được biên soạn bởi đội ngũ tư vấn viên thuộc công ty dịch vụ tư vấn định cư Mỹ
Stt)3
0 nhận xét:
Đăng nhận xét