Bảo Lãnh Đi Mỹ Diện Anh Em Có Nguy Cơ Bị Loại Bỏ Trong Năm 2017 ( P2 )

Sau khi ngài Donald Trump đắc cử vị trí tổng thống Mỹ thì tính hình về định cư tại nơi đây được cho là sẽ siết chặt lại hơn. Luật di trú nước Mỹ đang được các thượng nghị sĩ bàn bạc, đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra trong vấn đề bảo lãnh đi Mỹ diện anh em.

Bảo lãnh đi Mỹ diện anh em
Bảo lãnh đi Mỹ diện anh em

Bảo lãnh gia đình có hai loại

  • Loại thân nhân trực hệ (“immediate relative” gồm vợ chồng, con chưa lập gia đình, …) không bị giới hạn quota tối đa hàng năm
  • Loại ưu tiên gia đình (“family preference”) có những giới hạn quota hàng năm và nếu hết quota năm nay thì phải chờ sử dụng quota năm sau hoặc sau nữa.
Trong các hạng ưu tiên này, con cái đã lập gia đình hiện nằm trong ưu tiên 3 và anh chị em hiện nằm trong ưu tiên 4. Ngược lại, dự luật S.744 cũng có một thay đổi có lợi, là vợ con người mang thẻ xanh sẽ được xếp vào loại “immediate relative,” không bị giới hạn số visa và đơn sẽ được giải quyết nhanh hơn. Dự luật này cũng ra lệnh giải quyết toàn bộ hồ sơ bảo lãnh gia đình đang tồn đọng.

Người gốc Á bị ảnh hưởng nặng

Thượng nghị sĩ gốc Á duy nhất, Mazie Hirono, đảng Dân chủ, đại diện Hawaii, đề nghị trả lại hai diện bảo lãnh cho những trường hợp cực kỳ khó khăn (“extreme hardship”) cho phía công dân Hoa Kỳ, nhưng đề nghị này tuy giới hạn vẫn bị Ủy ban Tư pháp bác bỏ. Trong số phiếu chống đề nghị của Thượng nghị sĩ Hirono có cả phiếu cura Thượng nghị sĩ Diane Feinstein, đảng Dân chủ, đại diện California, nơi có rất đông cử tri gốc Á -Thái Bình Dương.

Trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh anh chị em nhất tính tới cuối năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 4 sau Mexico, Ấn Độ, Philippines, và đứng trên Trung Quốc” Số liệu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ năm nay cho thấy trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh con cái đã lập gia đình, ngoài Mexico đứng đầu, cả bốn nước còn lại đều đến từ châu Á hoặc Thái bình dương: Philippines hạng nhì, Việt Nam hạng ba, theo sau là Ấn Độ và Trung Quốc.

Trong 5 nước nhiều đơn bảo lãnh anh chị em nhất tính tới cuối năm ngoái, Việt Nam đứng thứ 4 sau Mexico, Ấn Độ, Philippines, và đứng trên Trung Quốc. Châu Á đứng hạng nhì về bảo lãnh gia đình nói chung, với 1.827.000 đơn sau Bắc Mỹ (bao gồm Canada, Mexico, Trung Mỹ, vùng biển Caribê). Về con số các hồ sơ tồn đọng thì Việt Nam đứng hạng 4 sau Mexico, Philippines, Ấn Độ và trên Trung Quốc.

Trong khi đó, người gốc Á chỉ chiếm 5.6% dân số Hoa Kỳ. “Đối với người gốc Á-Thái bình dương, gia đình là chìa khóa thành công của chúng tôi ở Hoa Kỳ,” Luật sư Hung phát biểu. “Anh chị em giúp đỡ lẫn nhau, khi chúng tôi mở công việc làm ăn thì nhiều khi anh chị em làm chung, hoặc cho vay mượn vốn. Nếu thành luật, điều này sẽ gây khó khăn cho cộng đồng.”

Thu hút chất xám

Việc dự luật S.744 loại bỏ bớt bảo lãnh gia đình là một phần của cuộc chuyển hướng luật di trú từ coi trọng gia đình, chuyển qua coi trọng kinh tế và dùng hệ thống thang điểm để xét đơn.

“Chuyện này nằm trong đề nghị chung của nhóm Gang of Eight, nên không biết chính xác đến từ ai, nhưng hầu hết giới quan sát cho rằng đề nghị này đến đầu tiên từ phía Cộng hòa và sau đó thỏa hiệp với phía Dân chủ,” nhà báo Marrero nói.

Tranh cãi gần như hoàn toàn xoay quanh những điều khoản áp dụng cho người di dân không giấy tờ. Những thay đổi trong hệ thống di trú hợp pháp, hiện nay chưa thấy nói tới nhiều.” Luật sư Hung nói cụ thể hơn, “Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, đại diện đảng Cộng hòa tại South Carolina, là người luôn luôn muốn thay di trú theo gia đình bằng di trú để phát triển kinh tế.”

Với mục đích thu hút chất xám, gia tăng số di dân có khả năng làm việc trong những ngành quan trọng, dự luật S.744 lập ra một thang điểm, trong đó quan hệ gia đình nằm chung với các điều kiện khác như bằng cấp, việc làm, tuổi tác, trình độ tiếng Anh, thời gian đã sống ở Mỹ. Trong một bức thư gởi Ủy ban Tư pháp, hơn 200 tổ chức cộng đồng thiểu số và cả nghiệp đoàn AFL-CIO lớn nhất nước Mỹ, cho rằng không nhất thiết phải như thế.

“Dự luật S.744 khiến hai giá trị quan trọng của Mỹ trở thành đối nghịch – đoàn tụ gia đình và phát triển kinh tế,” bức thư viết. “Hệ thống di trú hợp pháp của chúng ta không phải là một trò chơi bù trừ (zero-sum game); nó có thể dung hòa được cả hai giá trị này.” Luật sư Hung nói thêm: “Thật sự là người tài nếu biết người ta sẽ được đoàn tụ với anh chị em, khả năng người ta quyết định đi Mỹ sẽ cao hơn. Nếu muốn thu hút người tài thì phải giữ lại các diện đoàn tụ.”

Nguồn: visa định cư uy tín

3 nhận xét:

  1. bài viết của bạn rất hay. thank

    Trả lờiXóa
  2. bài viết hay .rất mong nhận được cập nhật mới nhất và liên tục từ dự luật S744

    Trả lờiXóa